Danh mục

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng Ninh

Số trang: 2      Loại file: doc      Dung lượng: 42.00 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng Ninh’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng NinhSỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 Thời gian làm bài: 45 phút không kể thời gian giao đề (Đề kiểm tra có 2 trang) Mã đề thi 602 Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: ............................. Phần I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1: Dạng địa hình phổ biến ở vùng trong đê ở đồng bằng sông Hồng là A. các vũng vịnh đầm phá. B. các bậc ruộng cao bạc màu. C. các ô trũng ngập nước. D. các bãi bồi được bồi đắp phù sa hàng năm. Câu 2: Phía đông là dãy núi cao đồ sộ; phía tây là núi trung bình; ở giữa là các dãy núi xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi. Đây là đặc điểm của vùng núi nào? A. Đông bắc. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 3: Địa hình của vùng núi Đông Bắc có ảnh hưởng lớn đến hình thành khí hậu của vùng. Mùa đông ở đây đến sớm và kết thúc muộn hơn những vùng khác chủ yếu là do A. các dãy núi có hướng vòng cung, đầu mở rộng về phía Bắc, quy tụ ở phía Nam B. có hướng nghiêng từ Tây bắc xuống Đông Nam C. có nhiều đỉnh núi cao và sơn nguyên giáp biên giới Việt Trung D. phần lớn diện tích là đồi núi thấp Câu 4: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là A. địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích. B. gồm các dãy núi song song và so le có hướng tây bắc – đông nam. C. có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam. D. có địa hình cao nhất nước ta. Câu 5: Đặc điểm không phù hợp với địa hình nước ta? A .Phân bậc phức tạp với hướng nghiêng Tây Bắc- đông Nam là chủ yếu B. Sự tương phản giữa núi đồi, đồng bằng bờ biển và đáy ven bờ C. Địa hình đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm D. Địa hình ít chịu tác động của các hoạt động kinh tế của con người Câu 6: Dãy núi có độ cao cao nhất của nước ta là A. Con voi . B. Hoàng Liên Sơn C. Trường Sơn. D. Tam Đảo. Câu 7: Sự đa dạng về bản sắc dân tộc do nước ta là nơi: A. Có sự gặp gỡ nhiều nền văn minh lớn Á, Âu với văn minh bản địa B. Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng C. Đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động D. Liền kề của hai vành đai sinh khoáng lớn Câu 8: Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải: A. Đường hàng không và đường biển. B. Đường ô tô và đường sắt. Trang 1/2 - Mã đề thi 602 C. Đường biển và đường sắt. D. Đường ô tô và đường biển. Câu 9: Nước ta nằm trong vùng A. chí tuyến Bán Cầu Bắc B. nội chí tuyến Bán Cầu Bắc C. ngoại chí tuyến D. nội chí tuyến Câu 10: Điểm khác của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng Bằng sông Cửu Long là A. có đê sông vững chắc để ngăn lũ. B. được hình thành trên một vùng sụt lún ở hạ lưu sông C. do phù sa sông bồi tụ. D. thấp và bằng phẳng Câu 11: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp là nguyên nhân chủ yếu làm cho A. địa hình nước ta trẻ lại, có sự phân bậc rõ ràng. B. thiên nhiên nước ta có sự phân hóa sâu sắc. C. thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. D. tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn. Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu làm cho đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị nhiễm mặn vào mùa khô? A. Có 3 mặt giáp biển, có gió mạnh nên đưa nước biển vào B. Có nhiều vùng trũng rộng lớn. C. Địa hình thấp, nhiều cửa sông đổ ra biển nên thủy triều dễ lấn sâu vào đất liền D. Sông ngòi nhiều tạo điều kiện dẫn nước biển vào sâu trong đất liền Câu 13: Dải đồng bằng duyên hải nước ta bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ do A. có nhiều cửa sông ở ven biển B. tác động không đều của sóng biển. C. các dãy núi ăn sát ra biển. D. núi ăn sát ra biển và có nhiều cửa sông. Câu 14: Nhận định nào sau đây không đúng về thế mạnh tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với phát triển KT- XH? A. Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông B. Nguồn thủy năng dồi dào, khoáng sản phong phú, đa dạng C. Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: khoáng sản, thủy sản,.. D. Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng nông sản Câu 15: Nước ta gặp khó khăn gì khi đường biên giới trên biển và trên đất liền dài? A. Thiếu nguồn lao động. B. Số người nhập cư lớn. C. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ D. Tài chính Câu 16: Đường bờ biển của nước ta dài 3260 km, chạy từ A. Tỉnh Lạng Sơn đế tỉnh Cà Mau B. Tỉnh lạng Sơn đến tỉnh Kiên Giang. C. Tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Cà Mau. D. Tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang-- Phần II. TỰ LUẬN (6 điểm) ----------------------------------------------- CÂU 1: So sánh sự khác nhau giữa 2 khu vực núi : Đông bắc và Tây bắc. CÂU 2: Vị trí địa lí ảnh hưởng như thế nào đến khoáng sản và khí hậu nước ta? CÂU 3: Trình bày nội dung phần lãnh hải nước ta. ----------- HẾT ---------- ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: