Danh mục

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Đề minh họa)

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 255.94 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

“Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Đề minh họa)” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Đề minh họa) NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA KỲ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 (NĂM HỌC 2023 – 2024)I. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Khái niệm pháp luậta. Pháp luật là gì? - Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, do Nhà nước xây dựng, ban hành và đảm bảothực hiện bằng quyền lực Nhà nước.b. Các đặc trưng của pháp luật.- Pháp luật có tính quy phạm phổ biến: - Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫuchung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sốngxã hội.- Tính quy phạm phổ biến là ranh giới để phân biệt PL với các loại QPXH khác- Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành một QPPL.- Tính quy phạm phổ biến làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của Pl, vì bất kì ai ở trong điều kiệnhoàn cảnh nhất điịnh cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định. (HS lấy ví dụ)- Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung:- Pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước.- Pháp luật có tính bắt buộc chung, là quy định bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức, ai cũngphải xử sự theo PL, bất kì ai vi phạm cũng đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật- Là đặc điểm phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với quy phạm đạo đức. (HS lấy ví dụ)- Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:- Hình thức thể hiện của PL: là các văn bản QPPL.- Thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của các cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp vàLuật Ban hành văn bản QPPL.- Các văn bản QPPL nằm trong một hệ thống thống nhất: + Văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành ( có hiệu lực pháp lí thấp hơn ) không được trái với nộidung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành ( có hiệu lực pháp lí cao hơn). + Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp vì Hiến pháp là luậtcơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất. (HS lấy ví dụ)2. Bản chất của pháp luật Pháp luật vừa mang bản chất giai cấp vừa mang bản chất xã hội:a. Bản chất giai cấp của pháp luật. 1- Pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà Nhà nước là đạidiện.- Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kì kiểu pháp luật nào; tuy nhiên, mỗi kiểu pháp luật lạicó những biểu hiện riêng của nó.- Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, mà đại diện là Nhà nước củanhân dân lao động. (HS lấy ví dụ)b. Bản chất xã hội của pháp luật- Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự pháttriển của xã hội.- Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, phản ánh nhu cầu, lợi ích của cácgiai cấp và tầng lớp trong xã hội, được các cá nhân, cộng đồng dân cư và các tầng lớp khác nhau trongxã hội chấp nhận.- Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội.(HS lấy ví dụ)3. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. - Trong quá trình xây dựng pháp luật, Nhà nước luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đức có tínhphổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào trong các quy phạm pháp luật. Như vậy,trong hàng loạt các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức, nhất là pháp luậttrong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, văn hóa, giáo dục. (HS lấy ví dụ)- Khi đã trở thành nội dung của quy phạm pháp luật thì các giá trị đạo đức không chỉ tuân thủ bằngniềm tin, lương tâm của cá nhân hay do sức ép của dư luận xã hội mà còn được nhà nước bảo đảmbằng sức mạnh của nhà nước. Do đó, Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giátrị đạo đức. - Pháp luật là khuôn mẫu chung cho cách xử sự của mọi người trong hoàn cảnh, điều kiện như nhau,là thể hiện cụ thể của công lí, công bằng và giới hạn tự do của mỗi người trong việc thực hiện cácquyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chính những giá trị cơ bản nhất của pháp luật như: Công bằng,bình đẳng, tự do, lẽ phải cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hộia. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội. - Không có pháp luật thì xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được. - Nhờ có pháp luật, Nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được cáchoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ.- Quản lí bằng pháp luật sẽ đảm bảo được dân chủ, công bằng phù hợp với lợi ích chung của các giaicấp và tầng lớp xã hội khác nhau.- Pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất trong toànquốc và được đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực của Nhà nước nên hiệu lực thi hành cao. 2- Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội, đưapháp luật vào đời sống của từng người dân và của toàn xã hội. (HS lấy ví dụ)b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.- Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó quyđịnh rõ công dân được phép làm gì. Căn cứ vào các quy định này, công dân thực hiện quyền của mình.(HS lấy ví dụ)- Các văn bản quy phạm pháp luật về hành chính, khiếu nại, tố cáo, hình sự…. quy định thẩm quyền,nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp…. căn cứ vào các quy định này, công dân bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. VD: Luật Thương mại quy định nội dung, cách thức thực hiệnquyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại; quy định các hình thứcgiải quyết tranh chấp thương mại và quy định chung về các hình thức xử lí vi phạm PL ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: