Danh mục

Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2024-2025- Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

Số trang: 2      Loại file: doc      Dung lượng: 44.50 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2024-2025- Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2024-2025- Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ MÔN GDKT_PL - KHỐI LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 18 câu) (Đề có 2 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 124I. PHẦN TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 Đ):Câu 1: Giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán được gọi là A. giá trị. B. giá cả. C. giá cả thị trường. D. giá cả dự tính.Câu 2: Ngân sách Nhà nước cần được cơ quan nào thông qua trước khi thi hành? A. Viện kiểm sát. B. Chính phủ. C. Nhà nước. D. Quốc hội.Câu 3: Giá cả của hàng hóa là thước đo của A. mức cầu trên thị trường B. giá trị sử dụng hàng hóa. C. giá trị hàng hóa. D. nhu cầu người tiêu dùngCâu 4: Chủ thể nào sau đây có quyền sở hữu và quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước? A. Nhà nước. B. Tòa án. C. Quốc hội. D. Chính phủ.Câu 5: Nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá được gọi là A. doanh nghiệp. B. bất động sản. C. kinh tế. D. thị trường.Câu 6: Thị trường ra đời, phát triển gắn liền với sự phát triển của A. kinh tế thời nguyên thủy. B. kinh tế bộ lạc. C. kinh tế tự cấp tự túc. D. kinh tế hàng hóa.Câu 7: Chủ thể sản xuất phải có trách nhiệm cung cấp những hàng hóa, dịch vụ A. có giá cả cao trên thị trường. B. không làm tổn hại sức khỏe con người. C. có lợi nhất cho người sản xuất. D. chất lượng kém trên thị trường.Câu 8: Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán A. sản phẩm nông nghiệp. B. hàng hoá. C. vật phẩm. D. lương thực.Câu 9: Thường giá cả càng cao thì giá trị càng A. thấp. B. lớn. C. nhỏ. D. không xác định. Câu 10: Những người tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế được gọi là A. chủ thể sản xuất. B. người tiêu dùng. C. chủ thể của nền kinh tế. D. người kinh doanh.Câu 11: Chủ thể nào dưới đây đang tiến hành hoạt động sản xuất? A. K đang nấu cơm giúp bố mẹ. B. Chị P đang trồng ngô. C. Anh M mang bò ra chợ để bán. D. Chị Q đi chợ mua rau.Câu 12: Giá trị của hàng hóa được đo bằng A. mức độ tiêu dùng. B. nhu cầu sử dụng. C. giá trị sử dụng. D. giá cả. Câu 13: Trong các hoạt động dưới đây, hoạt động nào mà con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội? A. Hoạt động phân phối. B. Hoạt động tiêu dùng. C. Hoạt động phân trao đổi. D. Hoạt động sản xuất.Câu 14: Để thu được nhiều lợi nhuận, chị Q đã thu mua một số mặt hàng không rõ nguồn gốc giá rẻ để về bán. Trường hợp này chị Q đã Trang 1/2 - Mã đề 124 A. sử dụng sai quy luật buôn bán. B. vận dụng tốt cơ chế thị trường. C. bắt kịp đúng xu thế thị trường. D. vận dụng chưa tốt cơ chế thị trường. Câu 15: Trong các hoạt động của con người, hoạt động có vai trò cơ bản nhất, quyết định đến các hoạt động sản xuất và tiêu dùng là A. hoạt động sản xuất. B. hoạt động văn hóa. C. hoạt động giáo dục. D. hoạt động y tế.Câu 16: Công cụ để Nhà nước điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát là A. ngân hàng thương mại. B. ngân hàng Nhà nước. C. ngân sách Chính phủ. D. ngân sách Nhà nước.Câu 17: Trong quá trình tiêu dùng, khi sản phẩm tiêu thụ được sẽ thúc đẩy A. thu hẹp sản xuất. B. phân phối giảm C. mở rộng sản xuất. D. sản xuất giữ vững.Câu 18: Trong các hoạt động kinh tế cơ bản không bao gồm hoạt động nào sau đây? A. Tiêu dùng. B. Chính trị. C. Sản xuất. D. Phân phối – trao đổi. II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (1 Đ). Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Đọc đoạn thông tin sau: Anh A là cán bộ đội quản lí thị trường. Khi kiểm tra cửa hàng thực phẩm của anh B thì anh A phát hiện có một số thực phẩm đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn bày bán cho người tiêu dùng. Sau khi được nhắc nhở thì anh B đã chủ động thu hồi những sản phẩm này và cam kết không tái phạm. a. Trách nhiệm của người sản xuất, phân phối phải bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. b. Người phân phối chỉ cần quan tâm đến lợi nhuận. c. Sản xuất cần phải tạo ra các sản phẩm có lợi cho sức khỏe con người. d. Mục đích chủ yếu trong phân phối là làm sao bán nhiều hàng hóa, dịch vụ. III. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu - 3,0 điểm) Câu 1: (1đ):Em đặt mua hàng qua mạng. Khi nhận hàng, em thấy chất lượng và mẫu mã của hàng thực tế không đúng như quảng cáo. Trong trường hợp đó, em sẽ làm gì? Câu 2 (2đ): Bằng những kiến thức đã học ở bài 1, em hãy cho biết những lợi ích mà sản xuất xanh mang lại cho doanh nghiệp và xã hội là gì? ------ HẾT ------ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: