Danh mục

Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Số trang: 2      Loại file: docx      Dung lượng: 38.96 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 BẮC NINH NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: Hóa học – Lớp9 Thời gian làm bài: 45phút(không kể thời gian giao đề) (Đề có 01 trang) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:Câu 1:Trong các oxit sau, oxit nào là oxit bazơ? A. CuO. B. CO. C. SO2. D. Al2O3. Câu 2:Để làm sạch khí O2 từ hỗn hợp khí gồm SO2, CO2 và O2 người ta có thể dẫn hỗn hợp trên đi qua lượng dư dung dịch A.H2SO4. B.HCl. C.Ca(OH)2. D.NaCl. Câu 3:Muối nào sau đây khôngbị nhiệt phân hủy? A. CaCO3. B.KMnO4. C. KClO3. D. Na2CO3. Câu 4:Dung dịch Ca(OH)2 có tên gọi thông thường là A. đá vôi. B.nước vôi trong. C. vôi sống. D.xút ăn da. Câu 5:Cho các chất H2O,CO2 và dung dịchKOH. Có bao nhiêu cặp chất có thể tác dụng với nhau? A.1. B.2. C.3. D.4. Câu 6: Nhỏ một vài giọt dung dịch phenolphtalein không màu vào dung dịch NaOH, hiện tượng quan sát được là A.màu của dung dịch vẫn không thay đổi. B. dung dịch phenolphtalein chuyểnthành màu xanh. C. dung dịch phenolphtalein chuyểnthành màu đỏ. D. dung dịch chuyển dần từ màu xanh sang màu đỏ. II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 7: (2,5 điểm) Viết các phương trình hóa học thực hiện những chuyển đổi hóa học sau (ghi điều kiện nếu có): S SO2SO3 H2SO4 CuSO4Na2SO4 Câu 8: (1,5điểm) Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: BaCl2, Na2SO4, HCl. Hãy nhận biết dung dịch trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học (nếu có). Câu 9: ( 3,0 điểm) Hòa tan hoàn toàn 15,2 gam hỗn hợp Mg và MgO bằng dung dịch HCl 2M vừa đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 6,72 lít khí H2 (đo ở đktc) thoát ra. a. Viết các phương trình hóa học. b. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. c. Tính nồng độ mol của chất trong dung dịch A. Giả thiết rằng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể. Cho biết: Mg = 24;Cl = 35,5; O = 16; H = 1.--------- Hết ---------

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: