Danh mục

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum

Số trang: 4      Loại file: docx      Dung lượng: 52.32 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TỔ SỬ -GDCD NĂM HỌC 2023 - 2024 -------------------- Môn: Lịch sử 12 (Đề thi có 4 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)Họ và tên: ................................................Lớp: ............ Số báo danh: ................ Mã đề 113Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á là: A. Thành lập và mở rộng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. B. Kinh tế phát triển mạnh, một số nước trở thành “con rồng” kinh tế châu Á. C. Các nước tiếp tục chịu sự thống trị của chủ nghĩa thực dân mới. D. Tất cả các quốc gia trong khu vực đều đã giành được độc lập.Câu 2. Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào cuộcđấu tranh giải phóng dân tộc ? A. Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân. B. Đó là sự áp bức, kì thị của người da trắng với người da màu. C. Chế độ phân biệt chủng tộc không được Hiến pháp Nam Phi thừa nhận. D. Đấu tranh chống phân biệt chủng tộc là sự tiếp nối của phong trào giải phóng dân tộc.Câu 3. Một trong những ý nghĩa quốc tế của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa(01/10/1949) là A. làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống trên thế giới. B. tạo điều kiện nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á. C. làm giảm tình trạng căng thẳng của cục diện Chiến tranh lạnh. D. làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống thế giới nữa.Câu 4. Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 2000 là A. hướng về các nước châu Á. B. cải thiện quan hệ với Liên Xô. C. hướng mạnh về Đông Nam Á. D. liên minh chặt chẽ với Mĩ.Câu 5. Nguyên nhân chung của sự phát triển kinh tế Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu sau chiến tranh thếgiới thứ hai là A. lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú. B. nhờ quân sự hóa nền kinh tế. C. chi phí quốc phòng thấp. D. áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất.Câu 6. Nguyên nhân chủ quan buộc Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh là: A. Cuộc chạy đua vũ trang khiến hai nước tốn kém, suy giảm thế mạnh. B. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc. C. Tây Âu và Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ trở thành đối thủ của Mĩ. D. Sự lớn mạnh của Trung Quốc, Ấn Độ và các nước công nghiệp mới.Câu 7. Một trong những mục tiêu quan trọng của tổ chức ASEAN là A. xây dựng khối liên minh chính trị và quân sự. B. tăng cường hợp tác phát triển kinh tế và văn hóa. C. xây dựng khối liên minh kinh tế và quân sự. D. xóa bỏ áp bức bóc lột và nghèo nàn lạc hậu.Câu 8. Sự phát triển “thần kỳ” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai được biểu hiện rõnét nhất ở điểm nào? A. Năm 1968, kinh tế Nhật Bản vươn lên đứng hai trên thế giới tư bản (sau Mĩ). B. Từ nước bại trận, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế, đứng thứ hai trong thế giớitư bản. C. Trong khoảng hơn 20 năm (1950-1973), tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản tăng hơn 20lần.Mã đề 113 Trang Seq/4 D. Từ thập niên 70 (thế kỷ XX), Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chínhcủa thế giới tư bản.Câu 9. Trong những năm 1945-1973, quốc gia nào sau đây triển khai chiến lược toàn cầu với mộttrong những mục tiêu là đàn áp phong trào giải phóng dân tộc? A. Italia. B. Nhật Bản. C. Đức. D. Mĩ.Câu 10. Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN đã đem lại nhiều cơ hội lớn để nước ta thực hiệnmục tiêu đổi mới đất nước ngoại trừ việc A. mở rộng, trao đổi và giao lưu văn hóa với bên ngoài. B. hội nhập, học hỏi và tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật từ bên ngoài. C. thu hút vốn đầu tư của nước ngoài để phát triển kinh tế. D. nền kinh tế bị cạnh tranh khốc liệt, bản sắc văn hóa có nguy cơ bi xói mòn.Câu 11. Điểm khác nhau trong nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản so với Tây Âu là A. vai trò quản lí điều tiết của nhà nước có hiệu quả. B. tận dụng nguồn viện trợ bên ngoài. C. áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. D. chi phí quốc phòng thấp.Câu 12. Một trong những mục đích hoạt động chính của tổ chức Liên hợp quốc là A. duy trì hòa bình và an ninh thế giới. B. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh. C. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do. D. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.Câu 13. Sau chiến tranh thế gi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: