Danh mục

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 321.27 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT TÂY GIANG NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN LỊCH SỬ- LỚP 12 (Đề có 4 trang) Thời gian làm bài : 45 Phút ( Không kể thời gian phát đề)Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề SU124Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lực chọn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 21.Mỗi câu hỏi học sinh chỉ trả lời một phương án. ( 7 điểm)Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của Liên Hợp quốc? A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. B. Bảo đảm quyền con người, phát triển văn hoá xã hội. C. Thúc đẩy hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực. D. Duy trì hoà bình, an ninh quốc tế.Câu 2: Một trong những nội dung chính hoạt động của Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN là xâydựng A. cơ sở hạ tầng cho các quốc gia thành viên trong khu vực. B. chính sách an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo cho từng quốc gia. C. liên kết về văn hoá và bản sắc giữa khu vực ASEAN với bên ngoài. D. tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc ASEAN.Câu 3: Nội dung nào sau đây là một trong những triển vọng của Cộng đồng ASEAN? A. Mức độ liên kết ngày càng chặt chẽ và sâu rộng trên cả ba trụ cột. B. Có vai trò định hướng và quyết định tại tất cả các diễn đàn quốc tế. C. Có tốc độ tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội cao nhất thế giới. D. Có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với tất cả các nước châu Á.Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải là một phần của ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN? A. Hướng tới xây dựng ASEAN thành một liên minh chính trị, quân sự. B. Có nhận thức về các mối quan hệ lịch sử, gắn bó với nhau trong một bản sắc khu vực. C. Cùng nhau giữ gìn hòa bình, hướng tới ổn định, tương trợ, hợp tác phát triển. D. Tăng cường vị thế ASEAN trên trường quốc tế.Câu 5: Tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) gồm nguyên thủ của ba quốc gia nào sau đây? A. Mỹ, Liên Xô, Pháp. B. Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc. C. Nga, Mỹ, Trung Quốc. D. Liên Xô, Mỹ, Anh.Câu 6: Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của A. cách mạng công nghiệp thế kỷ XVII. B. cuộc khủng hoảng năng lượng (1973). C. cuộc cách mạng khoa học công nghệ. D. chiến tranh lạnh, trật tự hai cực l-an-ta.Câu 7: Trật tự hai cực Ianta bị sụp đổ không do nguyên nhân nào dưới đây? A. Chạy đua vũ trang tốn kém. B. Thắng lợi của phong trào giải phong trào giải phóng dân tộc. C. Xu thế hòa hoãn, toàn cầu hóa. D. Sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc. Trang 1/4 - Mã đề SU124Câu 8: Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới là A. cùng tồn tại trong hoà bình, các bên cùng có lợi. B. hoà nhập nhưng không hoà tan. C. hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế. D. hòa bình, hợp tác và phát triển.Câu 9: “Lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm được xem là nội dung chiến lược chủ yếu của cácnước trong thời kỳ A. sau khi cuộc chiến tranh lạnh kết thúc. B. chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. C. chủ nghĩa xã hội thành hệ thống thế giới. D. ngay sau khi chiến tranh lạnh bắt đầu.Câu 10: Sự tham gia của Liên Xô trong ban thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã A. góp phần hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với Liên hợp quốc. B. khẳng định vai trò tối cao của chủ nghĩa xã hội trong tổ chức Liên hợp quốc. C. xoa dịu mâu thuẫn giữa khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. D. làm cho xu thế hòa bình trở nên phổ biến sau chiến tranh thế giới thứ hai.Câu 11: Sự kiện nào sau đây đã đưa ASEAN từ tổ chức non yếu trở nên hoàn thiện, vị thế đượcnâng cao trên trường quốc tế? A. Thông qua tuyên bố ASEAN. B. Hiệp ước Ba-li được ký kết. C. Hiệp định Giơ-ne-vơ. D. Thông cáo Thượng Hải.Câu 12: Đâu là nhận xét đúng về vai trò của tổ chức ASEAN trên trường quốc tế? A. Tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính lớn nhất của châu Á. B. Liên minh hợp tác toàn diện, hiệu quả của khu vực Đông Nam Á. C. Diễn đàn hợp tác kinh tế đa phương ở châu Á - Thái Bình Dương. D. Liên minh chính trị - kinh tế chiến lược của khu vực Đông Nam Á.Câu 13: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tác động của sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I an ta( 1991) đến các quốc gia trên thế giới? A. Một số cường quốc có vị trí ngày càng cao trong quan hệ quốc tế. B. Các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa xung đột gay gắt. C. Mĩ vươn lên thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ làm bá chủ . D. Các quốc gia chạy đua vũ trang để có vị trí trong trật tự thế giới mới.Câu 14: Cơ hội lớn nhất khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN (1997) là A. được mở rộng thị trường trao đổi hàng hóa. B. khai thác vốn đầu tư, khoa học - công nghệ. C. tiếp thu những kinh nghiệm quản lý sản xuất. D. giao lưu, học hỏi về văn hóa, giáo dục, y tế.Câu 15: Một trong những mục đích thành lập ASEAN là A. thành lập một tổ chức chính trị, quân sự chung trong khu vực Đông Nam Á. B. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội trong khu vực. C. tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh và hình thành liên minh phòng thủ. D. giải quyết các tranh chấp trong khu vực bằng biện pháp quân sự hòa bình.Câu 16: Một trong những quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) là A. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật. B. sử dụng bom nguyên từ để tiêu diệt ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: