Danh mục

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phong Phú, HCM

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 313.73 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phong Phú, HCM” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phong Phú, HCMSỞ GD&ĐT THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THPT PHONG PHÚ Môn: Ngữ văn ĐỀ CHÍNH THỨC Khối 11 (Đề gồm 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh:……………………………………………………SBD:………..Lớp:………… I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn thơ: “… Em yêu anh có yêu được như sông Sông chẳng theo ai, tự chảy nên dòng Sông nhớ biển lao ghềnh vượt thác Mang suối nguồn đi đến suốt mênh mông Đã yêu sông anh chẳng ngại sâu nông Em có theo anh lên núi về đồng Hạt muối mặn lên ngàn, bè tre xuôi về bến Em có cùng lũ lụt với mưa dông Đời sông trôi như đời người trên sông Anh tin bến, tin bờ, tin sức mình đến bể Tin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửa Tin mái chèo cày trên sóng cần lao Anh tin em khi đứng mũi chịu sào Anh chẳng sợ mọi đá ngầm sóng cả Anh yêu sông, yêu tự nguồn đến bể Gió về rồi, nào ta kéo buồm lên” (Vũ Quần Phương – Tình yêu – dòng sông, Những điều cần đến – NXB Văn học, 1988) Chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau: Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thơ lục bát B. Thơ thất ngôn C. Thơ Đường luật D. Thơ tự do Câu 2. Chủ thể trữ tình trong đoạn thơ trên là ai? A. Chàng trai B. Cô gái C. A và B đều đúng D. A và B đều sai Câu 3. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên là: A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Tự sự Câu 4: Hình ảnh nào được tác giả sử dụng để liên tưởng đến tình yêu: A. Con đòB. Dòng sôngC. Tiếng hátD. Ánh trăngCâu 5. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau?... “Anh tin bến, tin bờ, tin sức mình đến bểTin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửaTin mái chèo cày trên sóng cần lao...”A. Nhân hóaB. So sánhC. Phép điệpD. Chơi chữCâu 6. Phép lặp cấu trúc ở các câu thơ sau có tác dụng gì?... “Em yêu anh có yêu được như sông... Em có theo anh lên núi về đồng... Em có cùng lũ lụt với mưa dông”A. Nhấn mạnh sự hoài nghi trong tình yêu của sôngB. Nhấn mạnh sự thủy chung trong tình yêu của sôngC. Nhấn mạnh sự da diết, mãnh liệt trong tình yêu của anhD. Nhấn mạnh sự tuyệt vọng, bi quan trong tình yêu của anhCâu 7. Chủ đề nào là đúng nhất với đoạn thơ trên:A. Ngợi ca tình yêu cách mạngB. Ngợi ca tình yêu lứa đôiC. Ngợi ca tình đồng chíD. Ngợi ca tình cảm gia đìnhCâu 8. Chọn đáp án không đúng: Dựa trên đoạn thơ, cho biết dòng sông và tình yêu có những điểmnào tương đồng?A. Đều trải qua nhiều thử thách, trắc trởB. Đều mạnh mẽ, nồng nhiệt, dạt dàoC. Đều có bản lĩnh, ý chí vượt qua khó khănD. Đều hướng đến sự bao dung, vị thaCâu 9: Thông điệp tình yêu nào không được ẩn chứa trong hai câu thơ cuối: “Anh yêu sông, yêu từnguồn đến bể / Gió về rồi, nào ta kéo buồm lên”?A. Tình yêu cần có niềm tin, sự lạc quan.B. Trong tình yêu cần chân thành, chung thủy.C. Trong tình yêu, cần yêu từ những điều nhỏ nhất.D. Tình yêu cần có sự cam chịu, chấp nhận.II. LÀM VĂN (4,0 điểm)Anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của mình về cách ứng xử của con người trướcnhững khó khăn trong cuộc sống. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu Gíam thị không giải thích thêm SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT PHONG PHÚ Môn: Ngữ văn, lớp 11 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 2 trang)Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,5 2 A 0,5 3 B 0,5 4 B 0,5 5 C 0,5 6 C 0,5 7 B 1,0 8 D 1,0 9 D 1,0II LÀM VĂN 4,0 Viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của mình về cách ứng xử của con người trước những khó khăn trong cuộc sống. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: