Danh mục

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hùng Vương, Quảng Nam

Số trang: 2      Loại file: docx      Dung lượng: 21.32 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

“Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hùng Vương, Quảng Nam” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hùng Vương, Quảng Nam SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 Thời gian: 90 phút, không kể thời gian phát đềHọ, tên học sinh:............................................Số báo danh:..........................Lớp:...........I. ĐỌC HIỂU( 6.0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: MẸ VÀ QUẢ (Nguyễn Khoa Điềm) Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi Và chúng tôi một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh. (Thơ Việt Nam 1945- 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương phương thức biểu đạt chính của bài thơ.Câu 2 (0.5 điểm). Trong bài thơ, những hình ảnh nào “mang dáng giọt mồ hôi mặn” ?Câu 3 (0.5 điểm). Xác định phép tu từ trong câu thơ sau: Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăngCâu 4 (1.0 điểm). Nhan đề “Mẹ và quả” gợi cho anh/chị những liên tưởng gì?Câu 5 (1.0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đối lập trong hai câu thơ sau: Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuốngCâu 6 (1.0 điểm). Nêu cảm nhận của anh/chị về nội dung 2 câu thơ cuối: Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.Câu 7 (1.0 điểm). Qua bài thơ anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân?Câu 8 (0.5 điểm). Nội dung bài thơ gợi cho anh/chị liên tưởng đến nội dung của một bàica dao nào? Hãy ghi lại bài ca dao đó.II. LÀM VĂN (4.0 điểm)Đọc đoạn thơ sau: Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa Chiều nay con chạy về thăm Bác Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa! … Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười! … Bác sống như trời đất của ta Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa Tự do cho mỗi đời nô lệ Sữa để em thơ, lụa tặng già Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha Bác nghe từng bước trên tiền tuyến Lắng mỗi tin mừng, tiếng súng xa. Bác vui như ánh buổi bình minh Vui mỗi mầm non, trái chín cành Vui tiếng ca chung hòa bốn biển Nâng niu tất cả, chỉ quên mình. Bác để tình thương cho chúng con Một đời thanh bạch, chẳng vàng son Mong manh áo vải, hồn muôn trượng Hơn tượng đồng phơi những lối mòn. 6- 9- 1969 (Bác ơi! - Tố Hữu - SGK 12, NXB Giáo dục, 2008) Hãy viết một bài văn ngắn phân tích cấu tứ và hình ảnh trong đoạn thơ trên (Tríchbài thơ Bác ơi! của Tố Hữu) (*)(*) Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩcứu nước đang trong thời kì gay go, ác liệt. Cả dân tộc ta và nhân dân thế giới đã biểu lộniềm đau xót, tiếc thương vô hạn trước sự qua đời của Bác. Bài thơ Bác ơi! của Tố Hữuđược sáng tác trong những ngày tang lễ ấy. ........................................................................................................................ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: