Danh mục

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 361.79 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

“Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2024-2025TRƯỜNG THPT TÂY GIANG Môn: NGỮ VĂN, LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề (Đề có 02 trang)Họ, tên thí sinh:.......................................................................Số báo danh:............................................................................I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: Học, cần phải như con ong hút nhụy, đừng học đòi theo con bướm giỡn hoa. Có người tưởng rằng mìnhsẽ có được số vốn học hỏi vừa căn bản, vừa rộng rãi bằng cách hàng ngày đọc năm ba quyển sách, chín mườitờ báo, đi xem ba bốn phòng triển lãm, đi nghe hai ba cuộc diễn thuyết văn học, chính trị, triết lí, vv.. . Là vìtheo họ, nhờ thế họ sẽ được sự “nhìn xa thấy rộng”, tất cả mọi năng khiếu sẽ được khải phát đủ mọi khíacạnh. Họ lầm! Tôi thấy nhiều người đọc sách, đọc báo như điên. Bất cứ gặp gì dưới tay là họ đọc ngốn đọcnghiến, họ đọc cả tủ sách này đến tủ sách kia, bất cần là sách hay sách dở. Nếu họ là bậc thông minh triệt đểthì tôi chẳng dám nói, vì đó là những ngoại lệ. Thực sự, với hạng tầm thường như chúng ta, tôi quả quyếtnhững người học như thế ấy không làm gì đào tạo cho mình một cơ sở văn hóa vững vàng được cả. Với cáchhọc như thế, chắc chắn họ chỉ được một cái học ngoài da, một cái học hào nhoáng không sao “tiêu hóa”được. Cái học đó có hại hơn là có lợi cho óc phán đoán đúng đắn và mực thước. Chồng chất không thứ lớpnhững sự học hỏi hiểu biết của ta, đâu phải là mục tiêu của văn hóa. Riêng ra, mỗi sự kiện tự nó không có ýnghĩa gì cả: nó chỉ có giá trị khi nào khi nó được sắp đặt ngay vào vị trí của nó, liên lạc mật thiết với nhaunhư một tổ chức tự nhiên của một vật sống. Một ý tưởng rời rạc không thể dắt dẫn gì ta được trên con đườnghành động. Là vì trong thực tế, sự việc trên đời là một cái gì phức tạp muôn màu và một khi muốn đem nó rathích ứng với sự đời, ta phải đem ý tưởng này sửa chữa lại bằng những ý tưởng khác, chứ không thể theo mộtchiều nào được. Vì vậy, sự tổ chức lại các điều học hỏi của ta còn quan trọng hơn những điều mà ta đã họchỏi. Và chính sự tổ chức cho có hệ thống đàng hoàng là quan trọng nhất, nên sự tản mạn đó đây của óc tò mòcủa ta như trước đây đã không lợi gì cho ta cả, trái lại là một trở ngại to lớn cho cái học về bề sâu của ta vậy. Cái học mà vụ về bề rộng và bề cạn, nghĩa là cái gì cũng biết nhưng không có cái gì là thật biết, là “kẻthù” số một của văn hóa. Có người lật sách đọc mà không quan tâm gì đến cái tên của tác giả, cái tựa củaquyển sách. Họ đọc rồi là quên rồi. Có người, mỗi tuần lễ, đọc có trên mười quyển tiểu thuyết, hoặc mườisách nghiên cứu phổ thông hạng rẻ tiền về triết học hay khoa học dành riêng cho những kẻ không thích cốgắng và suy nghĩ. Đó không phải là lối đọc sách để mà học . Đọc sách để giải buồn trong những lúc ngồi không ở trên toa xe thì lại là một việc khác. Đọc sách đểgiải trí thì nên đọc những tác phẩm để cầu vui. Trái lại, đọc sách để đào tạo cho mình một cái vốn hiểu biếtđúng đắn, phải đọc một cách chọn lọc, những tác phẩm hàm xúc tư tưởng và ý nghĩa, những tác phẩm khôngthể nào đọc qua một bận mà lĩnh hội được hết ý nghĩa, những tác phẩm mà ta đọc đi đọc lại càng thấy thâmtrầm. Vấn đề này, chúng ta sẽ xem xét lại một cách rạch ròi hơn sau đây. Đọc sách để mà học, cần phải chọn lọc thật kỹ. Sự gần gũi thân mật với những loại sách quá tầm thườngsẽ càng ngày càng làm hạ thấp tinh thần trí não của ta. Gần mực đen, gần đèn sáng. (Trích Những điều kiện thuận lợi cho sự tự học, Nguyễn Duy Cần, Tôi tự học, NXB trẻ, 2019, tr. 62-64)Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 8:Câu 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?Câu 2. Xác định ngôi kể được sử dụng trong văn bản?Câu 3. Hãy chỉ ra quan điểm về việc học của tác giả trong đoạn đầu văn bản?Câu 4. Theo em quan điểm không nên chỉ đọc 1 loại sách có đúng không, vì sao?Câu 5. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu nói sau: “Cái học mà vụ về bề rộng và bề cạn, nghĩa là cái gìcũng biết nhưng không có cái gì là thật biết, là “kẻ thù” số một của văn hóa”.Câu 6. Thông điệp mà em rút ra từ văn bản?Câu 7. Quan điểm của tác giả đọc sách để đào tạo cho mình một vốn hiểu biết đúng đắn trong văn bản đượcthể hiện như thế nào, em có đồng tình với quan điểm này không, vì sao?Câu 8. Hãy kể tên một cuốn sách mà anh/chị đã đọc và chia sẻ những điều thú vị về cuốn sách?Phần II. Làm văn (4,0 điểm) Theo thống kê gần đây, bình quân mỗi người Việt Nam đọc 2,8 cuốn sách và đọc 7,07 tờ báo trong mộtnăm. Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa ra con số: Tỷ lệ người hoàn toàn không đọc sáchchiếm tới 26% tỷ lệ người thỉnh thoảng mới cầm sách để đọc 44%, đọc thường xuyên chiếm tỷ lệ 30%. Bạnđọc của thư viện chiếm khoảng 8% đến 10% dân số. So với các nước trong Asean, tỷ lệ này là quá thấp, rấtđáng báo động. Một người Thái Lan đọc khoảng 5 cuốn sách 1 năm, một người Malaysia đọc 20 cuốnsách/năm, hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về văn hóa đọc của giới trẻ hôm nay. ---------------------- HẾT ---------------------- - Thí sinh không được sử dụng tài liệu; - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: