Danh mục

Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Thống Nhất A

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 659.74 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Thống Nhất A” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Thống Nhất A TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Điểm: Năm học: 2021 - 2022 MÔN: ĐỊA LÝ 12 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề: 132I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 Câu – 7.0 điểm)Câu 1: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất côngnghiệp trên một lãnh thổ nhất định nhằm mục đích A. sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có để đem lại hiệu quả cao về kinh tế-xã hội. B. sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên để đem lại hiệu quả cao về kinh tế-xã hội và môi trường. C. sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có để đem lại hiệu quả cao về kinh tế-xã hội và môi trường. D. sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn và bảo vệ môi trường.Câu 2: Đường lối đổi mới của nước ta được khẳng định từ Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI,vào năm A. 1986. B. 1979. C. 1975. D. 1976.Câu 3: Vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước talà A. xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn trong hệ thống kinh tế quốc dân. B. phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường. C. Xác định cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. Xây dựng cơ cấu nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN.Câu 4: Hướng nào sau đây không phù hợp để giải quyết việc làm cho người lao động của nước ta hiệnnay ? A. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản. B. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động trên phạm vi cả nước. C. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng, đòi hỏi kỹ thuật cao. D. Tăng cường hợp tác, liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.Câu 5: Ở nước ta, điểm công nghiệp thường hình thành ở vùng A. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. B. Đông Nam Bộ, đồng bằng Sông Hồng. C. Đồng Nam Bộ, đồng bằng Sông Cửu Long. D. Tây Bắc, Tây Nguyên.Câu 6: Ngành nào sau đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta ? Trang 1/5 - Mã đề thi 132 A. chế biến lương thực thực phẩm. B. Dệt-may. C. Năng lượng. D. Đóng tàu.Câu 7: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp chế biến lương thực thực phẩmcó quy mô lớn nhất ( năm 2007 ) ở duyên hải Nam Trung Bộ là A. Phan Thiết. B. Đà Nẵng. C. Quy Nhơn. D. Nha Trang.Câu 8: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở nước ta là A. nhiều ngư trường lớn. B. nhiều bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn. C. nhiều sông suối, kênh rạch, ao, hồ. D. ngư dân có nhiều kinh nghiêm nuôi trồng thủy sản.Câu 9: Cao su được trồng chủ yếu ở vùng A. Đông Nam Bộ. B. Tây Nguyên. C. Bắc Trung Bộ. D. DH Nam Trung Bộ.Câu 10: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta còn tồn tại mặt hạn chế nào sau đây ? A. Xu hướng chuyển dịch hiện nay phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hoá. B. Giảm nhanh tỉ trọng của ngành nông-lâm-thủy sản. C. tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. D. Tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.Câu 11: Phân bố dân cư của nước ta chưa hợp lí ảnh hưởng rất lớn đến việc A. sử dụng lao động, khai thác tài nguyên thiên nhiên. B. xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật. C. giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn. D. nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.Câu 12: Điều được trồng nhiều nhất ở A. Tây Nguyên. B. Đông Nam Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. DH Nam Trung Bộ.Câu 13: Xu hướng chuyển dịch trongg ngành nông – lâm – thủy sản của nước ta là A. tăng tỉ trọng cây lương thực, giảm tỉ trọng cây công nghiệp. B. tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành thủy sản. C. giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản. D. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi.Câu 14: Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm của đô thị hóa ? A. Tỉ lệ dân thành thị tăng. B. Các đô thị là nơi thu hút nhiều lao động phổ thông. C. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng. D. Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp.Câu 15: Điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển khai thác thủy sản ở nước ta là A. có nhiều sông suối, ao hồ, đầm phá, rừng ngập mặn. B. đường bờ biển dài với 4 ngư trường trọng điểm. C. người dân có nhiều kinh nghiệm đánh bắt thủy sản. D. ngư cụ, tàu thuyền được trang bị tốt hơn.Câu 16: Vùng nào sau đây ở nước ta có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất ? A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng Sông Hồng. C. Đồng bằng Sông Cửu Long. D. Đông Nam Bộ.Câu 17: Mật độ dân số của đồng bằng Sông Hồng cao hơn đồng bằng Sông Cửu Long là do có A. đất đai màu mỡ. B. lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. C. địa hình thấp và bằng phẳng. D. khí hậu thuận lợi.Câu 18: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị có quy mô dân số (năm 2007 ) lớn nhất ởBắc Trung Bộ là A. Đồng Hới và Hà Tĩnh. B. Vinh và Thanh Hóa. C. Huế và Thanh Hóa. D. Vinh và Huế.Câu 19: Các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn của nước ta tập trung chủ yếu ở A. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. B. Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Hồng. C. Đồng bằng Sông Hồng và Tây Nguyên. D. Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: