Danh mục

Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 208.28 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam SỞ GDĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT TÂY GIANG Năm học 2023 - 2024 MÔN: GDKT&PL – Lớp 10 ( Đề có 2 trang ) Thời gian làm bài : 45 Phút. ( Không kể thời gian giao đề )Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề GDKTPL101I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 7.0 ĐIỂM )Câu 1: Pháp luật bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo, là thể hiện đặc điểm nào dướiđây của pháp luật? A. Tính nghiêm túc. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính nhân dân.Câu 2: Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam không gồm nội dung nào sau đây? A. Chế định luật. B. Quy phạm pháp luật. C. Nghị định. D. Ngành luật.Câu 3: Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp năm 2013 xác định làgì? A. Nhà nước của giai cấp tư sản. B. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. C. Nhà nước của Đảng cộng sản. D. Nhà nước của các cấp Chính phủ.Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam? A. Là văn bản cụ thể hóa hoạt động của Nhà nước. B. Có hiệu lực pháp lí lâu dài và tương đối ổn định. C. Là nguồn, nền tảng cho việc ban hành các văn bản pháp luật. D. Đạo luật cơ bản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Câu 5: Các tổ chức cá nhân không làm những việc mà pháp luật cấm là A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. sử dụng pháp luật.Câu 6: Khẳng định nào sau đây là chưa đúng với các quy định của Hiến pháp về chế độ chính trị? A. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ có quan hệ hợp tác với các nước trong khu vựcĐông Nam Á và châu Á. B. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ củacác quốc gia trên thế giới. C. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và các dân tộc bình đẳng, đoànkết, hợp tác chặt chẽ với nhau. D. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn giải quyết mọi vấn đề trên cơ sở luật pháp quốc tếtrong mối quan hệ với các nướcCâu 7: Cơ sở để quy định tên gọi, trình tự ban hành của văn bản pháp luật là gì? A. Luật Ban hành văn bản hợp nhất. B. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. C. Luật Ban hành văn bản hành chính. D. Luật Ban hành văn bản.Câu 8: Về hình thức hệ thống pháp luật được thể hiện qua các A. quy phạm xã hội. B. văn bản quy phạm pháp luật. C. chế định pháp luật. D. văn bản áp dụng pháp luật.Câu 9: Tập hợp các quy phạm pháp luật có cùng tính chất điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng trongmột hoặc nhiều ngành luật gọi là A. hệ thống pháp luật. B. ngành luật. C. chế định pháp luật. D. quy phạm pháp luật.Câu 10: Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 có bao nhiêu chương và baonhiêu điều? A. 13 chương, 122 điều. B. 14 chương, 123 điều. C. 12 chương, 121 điều. D. 11 chương, 120 điều.Câu 11: Phương án nào dưới đây không phải là đặc điểm của pháp luật ? A. Pháp luật có tính tương đối chung. B. Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến. D. Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung. Trang 1/2 - Mã đề GDKTPL101Câu 12: Hiến pháp được sửa đổi khi có bao nhiêu đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành? A. Ít nhất 2/3 số đại biểu. B. 1/3 số đại biểu. C. Ít nhất 1/3 số đại biểu. D. 2/3 số đại biểu.Câu 13: Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làmlà thực hiện pháp luật theo hình thức A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. sử dụng pháp luật.Câu 14: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản áp dụng pháp luật? A. Quyết định điều chuyển cán bộ, viên chức. B. Bản án của tòa án. C. Quyết định xử phạt hành chính của Chủ tịch xã . D. Quyết định của Chủ tịch nước.Câu 15: Hình thức chỉnh thể của Nhà nước ta hiện nay là A. cộng hòa dân chủ nhân dân. B. cộng hòa nghị viện nhân dân. C. cộng hòa đại nghị. D. cộng hòa xã hội chủ nghĩa.Câu 16: Hệ thống các quy tắc xử sự chung, do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyềnlực Nhà nước là nội dung của khái niệm A. pháp lí. B. pháp luật. C. đạo đức. D. Hiến pháp.Câu 17: Để quản lí xã hội, Nhà nước cần sử dụng phương tiện quan trọng nhất nào dưới đây? A. Thuyết phục. B. Giáo dục. C. Tuyên truyền. D. Pháp luậtCâu 18: Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thànhnhững hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là A. phổ biến pháp luật. B. tư vấn pháp luật. C. giáo dục pháp luật. D. thực hiện pháp luật.Câu 19: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do cơ quan nào ban hành? A. Ủy Ban nhân dân. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: