Danh mục

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai

Số trang: 4      Loại file: docx      Dung lượng: 458.06 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

‘Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai SỞ GD-ĐT ĐỒNG NAI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023- 2024 TRƯỜNG THCS- THPT ĐẮK LUA MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHỐI 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 30 phút ( Không kể thời gian phát đề) (Đề này gồm 20 câu, 2 trang)Họ tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp: 7A . . .A: Trắc nghiệm (5 điểm):Tô đậm đáp án đúng nhất: 01. ; / = ~ 06. ; / = ~ 11. ; / = ~ 16. ; / = ~ 02. ; / = ~ 07. ; / = ~ 12. ; / = ~ 17. ; / = ~ 03. ; / = ~ 08. ; / = ~ 13. ; / = ~ 18. ; / = ~ 04. ; / = ~ 09. ; / = ~ 14. ; / = ~ 19. ; / = ~ 05. ; / = ~ 10. ; / = ~ 15. ; / = ~ 20. ; / = ~ Mã đề: 141 Câu 1. Trao đổi chất ở sinh vật là A. sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường giúp sinh vật phát triển. B. tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào cơ thể sinh vật và sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường đảmbảo duy trì sự sống. C. quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, giúp sinh vật lớn lên, phát triển và sinh sản. D. quá trình biến đổi vật lí của các chất từ thể rắn sang thể lỏng trong cơ thể sinh vật.Câu 2. Chỉ ra phát biểu sai. A. Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới. B. Phản xạ ánh sáng chỉ xảy ra trên mặt gương. C. Ánh sáng bị hắt trở lại khi gặp mặt phân cách là hiện tượng phản xạ ánh sáng. D. Góc phản xạ là góc tạo bởi tia sáng phản xạ và đường pháp tuyến tại điểm tới.Câu 3. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về A. cường độ điện trường. B. các đường sức điện. C. các đường sức từ. D. cảm ứng từ.Câu 4. Ta không nhìn thấy bóng của Mặt Trăng ở dưới nước là do mặt nước A. phẳng lặng. B. trong suốt. C. nhẵn bóng. D. gợn sóng.Câu 5. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Góc phản xạ lớn hơn góc tới. B. Góc phản xạ bằng góc tới. C. Góc phản xạ nhỏ hơn góc tới. D. Góc phản xạ bằng nửa góc tới.Câu 6. Nam châm có thể hút vật nào sau đây? A. Thép. B. Đồng. C. Gỗ. D. Nhôm.Câu 7. Độ lớn ảnh của vật qua gương phẳng có kích thước A. bằng vật. B. lớn hơn vật. C. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn. D. nhỏ hơn vật.Câu 8. Hô hấp tế bào làA. quá trình tế bào phân giải chất vô cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sinh trưởng và phát triển.B. quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sinh sản.C. quá trình tế bào phân giải chất vô cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.D. quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa nănglượng trong cơ thể? A. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào. B. Tạo ra các sản phẩm tham gia hoạt động chức năng của tế bào. C. Sinh ra nhiệt để giải phóng ra ngoài môi trường. D. Tạo ra nguồn nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể. Câu 10. Tính chất nào của gương giúp ta thấy ảnh của mình qua gương? A. nhẵn, bóng. B. gồ ghề, bóng. C. nhẵn, đục. D. gồ ghề, đục.Câu 11. Để nhận biết một điểm trong không gian có từ trường ta sẽ A. đặt ở đó một kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc - Nam. B. đặt ở đó các vụn giấy thì chúng bị hút về hai hướng Bắc - Nam. C. đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc - Nam. D. đặt ở điểm đó một sợi dây dẫn, dây bị nóng lên.Câu 12. Chọn câu sai: Ảnh của một vật qua một gương phẳng có tính chất:A. Kích thước của vật bằng kích thước của ảnh. B. Khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ vật đến ảnh.C. Ảnh và vật luôn luôn cùng chiều với nhau. D. Độ cao của vật bằng độ cao của ảnh.Câu 13. Khi đứng trước gương soi, nếu ta giơ tay phải lên thì ảnh của mình trong gương lại giơ tay trái lên vìA. ảnh và vật có kích thước bằng nhau. B. ảnh và vật không thể giống nhau về hình dạng và kích thước.C. ảnh của vật qua gương cùng chiều vật. D. ảnh và vật đối xứng với nhau qua gương.Câu 14. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp là:A. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng. B. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.C. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ. D. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.Câu 15. Thanh nam châm bị gãy làm đôi thì A. mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc - Nam. B. mỗi nửa đều là một nam châm và cực của mỗi nửa ở chỗ đứt gäy cùng tên. C. một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam. D. cả hai nửa đều mất từ tính.Câu 16. Phát biểu nào sau đây là đúng?A. Cực Bắc địa từ trùng với cực Nam địa lí. B. Cực Nam địa từ trùng với cực Nam địa lí.C. Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau. D. Cực Bắc địa từ trùng với cực Bắc địa lí.Câu 17. Chiếu một tia sáng lên gương phẳng. Góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới là A. góc tới. B. góc khúc xạ. C. góc tán xạ. D. góc phản xạ.Câu 18. Quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra ở người đang chơi thể thao là A. nhiệt năng thành điện năng. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: