Danh mục

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 177.24 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Mã đề A)A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Hãy chọn ý đúng nhất ở các câu hỏi sau:Câu 1: Để nghiên cứu học tập chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tìm hiểu Cách mạng tháng Mười Nga,từ năm 1923 đến năm 1924 Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở đâu? A. Liên Xô. B. Pháp. C. Trung Quốc. D. Anh.Câu 2: Tổ chức Đông Dương Cộng sản liên đoàn ra đời từ tổ chức cách mạng nào sau đây? A. Việt Nam Quốc dân đảng. B. Tân Việt Cách mạng đảng. C. Đảng Cộng sản Đông Dương. D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.Câu 3: Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản tronghoàn cảnh A. các tổ chức cộng sản trong nước đề nghị hợp nhất thành một đảng. B. phong trào công nhân đã phát triển đến trình độ hoàn toàn tự giác. C. phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ lớn. D. Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nêu ra yêu cầu hợp nhất.Câu 4: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930) diễn ra tại đâu? A. Quảng Châu. B. Hà Nội. C. Yên Bái. D. Hương Cảng.Câu 5: Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (1941) đã chủ trương thành lập Mặt trận A. Liên Việt. B. Đồng minh. C. Việt Minh. D. nhân dân phản đế Đông Dương.Câu 6: Sự kiện nào sau đây là nguyên nhân làm cho Đảng ta thay đổi chủ trương từ hoà hoãn vớiTưởng để chống Pháp sang hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng? A. Hiệp ước Hoa - Pháp (28/02/1946). B. Tạm ước Việt - Pháp (14/9/1946). C. Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (06/3/1946). D. Quốc hội khoá I (02/3/1946) nhường cho Tưởng một số ghế trong Quốc hội.Câu 7: Từ sau ngày 02/9/1945 đến trước ngày 06/3/1946, để đối phó với thực dân Pháp, chính phủViệt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện chủ trương nào? A. Vừa đánh vừa đàm phán. B. Kiên quyết kháng chiến. C. Hòa hoãn, tránh xung đột. D. Đàm phán bằng ngoại giao.Câu 8: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ta chuyển từ chủ trương đánh Pháp sang hoà hoãnnhân nhượng Pháp là vì A. Pháp được quân Anh hậu thuẫn. B. Pháp được bọn phản động tay sai giúp đỡ. C. Ta tránh tình trạng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù. D. Pháp cùng với Tưởng bắt tay cấu kết với nhau chống lại ta.Câu 9: Đâu không phải vai trò của Mặt trận Việt Minh? A. Phát động phong trào đấu tranh dân chủ công khai. B. Xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. C. Phát động khởi nghĩa từng phần đến Tổng khởi nghĩa. D. Xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa kháng chiến.Câu 10: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), thắng lợi nào của quân đội ta đánh dấucuộc kháng chiến chuyển từ thế phòng ngự sang thế tiến công? A. Chiến dịch Việt Bắc 1947. B. Chiến dịch Biên giới 1950. C. Chiến dịch Tây Bắc 1952. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.Câu 11: Phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh quân Nhật ở Đông Dương bị tê liệt, đây là thờicơ ngàn năm có một cho nhân dân ta dành độc lập. Đó là hoàn cảnh vô cùng thuận lợi cho A. cao trào kháng Nhật cứu nước. B. phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói. C. Đảng ta kịp thời phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. D. hưởng ứng chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.Câu 12. Trong thời kỳ 1945-1954, thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản âm mưu“đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp? A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị cuối năm 1946. B. Chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông năm 1947. C. Chiến dịch Biên giới- Thu Đông năm 1950. D. Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954.Câu 13. Yếu tố quyết định dẫn đến dẫn đến sự bùng nổ phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Namlà gì? A. Chính phủ mặt trận nhân dân lên cầm qyền ở Pháp (6/1936). B. Nghị quyết của Đại hội lần thứu VII của quốc tế Cộng sản (7/1935). C. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít (những năm 30 của thế kỷ XX). D. Nghị quyết của Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông DươngCâu 14. Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cáchmạng tháng Tám năm 1945 vì đã A. Bước đầu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. B. Xây dựng một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo C. Đưa Đảng Cộng sản Đông Dương ra hoạt động công khai. D. Khắc phục triệt để hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930.Câu 15. Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939? A. Nông dân và trí thức. B. Công nhân và nông dân. C. Tư sản dân tộc và nông dân. D. Tiểu tư sản dân tộc và công nhân.B/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm)Câu 1: Nêu ý nghĩa lịch sử sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2/1930? Vai trò của ôngNguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng (3.0 điểm)Câu 2: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 (2.0 điểm) ----------------------------------- HẾT ----------------------------------- BÀI LÀMA. TRẮC NGHIỆM: ( 5 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất: (Mỗi câu đúng được 0.33 điểm) (3 câu đúng được 1 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B. TỰ LUẬN: (5 điểm). ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: