Danh mục

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Số trang: 5      Loại file: docx      Dung lượng: 46.77 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Thị xã Quảng Trị’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Thị xã Quảng Trị SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2022-2023TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ Môn: Ngữ văn - Lớp: 10 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh: ………………...…………….....……Lớp: ………………………................ I.ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 8: Công danh đã được hợp(1) về nhàn, Lành dữ âu chi thế nghị(2) khen. Ao cạn vớt bèo cấy muống, Đìa thanh(3) phát cỏ ương sen. Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc, Thuyền chở yên hà(4) nặng vạy then(5). Bui(6) có một lòng trung liễn(7) hiếu, Mài chăng(8) khuyết, nhuộm chăng đen. (Thuật hứng - bài 24, Nguyễn Trãi) Chú thích: (1) Hợp: đáng, nên. (2) Nghị: dị nghị, chê. (3) Đìa thanh: vũng nước trong ngoài đồng. (4) Yên hà: khói sông. (5) Nặng vạy then:chở nặng làm thang thuyền oằn xuống. (6) Bui: chỉ có. (7) Liễn: lẫn, và. (8) Chăng: chẳng. Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt. B. Thất ngôn bát cú Đường luật. C. Thất ngôn xen lục ngôn. D. Lục bát. Câu 2:Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. A. Nghị luận. B. Tự sự. C. Miêu tả. D. Biểu cảm. Câu 3: Chỉ ra những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ? A. Ao cạn, bèo, muống, sen, phong nguyệt, yên hà. B. Ao cạn, bèo, muống, sen. C. Phong nguyệt, yên hà. D. Ao cạn, bèo, muống, sen, phong nguyệt.Câu 4: Giải thích nghĩatừ Hán Việt phong nguyệt trong câu thơ Khothu phong nguyệt đầyqua nóc? A. Gió trăng B. Gió mây C. Mưa gió D. Sương gióTrả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:Câu 5: Cảm nhận của anh/chị vềcuộc sống của nhân vật trữ tình qua hai câu thực? Ao cạn vớt bèo cấy muống, Đìa thanhphát cỏ ương sen.Câu 6: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ phóng đại trong hai câu luận? Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc, Thuyền chở yên hànặng vạy then.Câu 7: Hai câu kết thể hiện vẻ đẹp gì trong tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi?Câu 8: Anh/chị hãyviết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ vềquan niệmsốngnhàncủa Nguyễn Trãi trong bài thơ trên.II. VIẾT (4,0điểm) Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) bàn về sức mạnh ý chí củacon người trong cuộc sống. -------------------HẾT--------------------- Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên không giải thích gì thêm.HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 10Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 D 0,5 3 A 0,5 4 A 0,5 5 Cảm nhậnvềcuộc 0,75 sống của nhân vật trữ tình: Cuộc sống bình dị, đời thường, gắn bó với thiên nhiên chốn thôn quê… HS có cách diễn đạt tương tự vẫn cho điểm tuyệt đối 6 Tác dụng của biện 0,75 pháp tu từ phóng đại: - Diễn tả sự phong phú, vô hạn của thiên nhiên và đời sống tâm hồn thanh cao, giàu đẹp, chan hòa với thiên nhiên của Nguyễn Trãi. -Tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh, gây ấn tượng cho người đọc. HS trả lời được 2 ý: 0,75 điểm HS trả lời được 1 ý: 0,5 điểm 7 Hai câu kết cho thấy 1,0 vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi: - Tấm lòng trung hiếu với cha mẹ, vua, đất nước, nhân dân… - Tấm lòng Nguyễn Trãi luôn bền vững, son sắt, thủy chung. HS trả lời được 2 ý: 1,0 điểm HS trả lời được 1 ý: 0,75 điểm 8 HS viết đoạn vănđảm 1.5 bảo các yêu cầu: - Yêu cầu hình thức đoạn văn, chính tả (0,5 điểm) - Yêu cầu về nội dung:HS trình bày được suy nghĩ của bản thân vềquan niệm sốngnhàn của Nguyễn Trãi trong bài thơ. (1,0 điểm) Gợi ý: + Sống nhàn là không màng đến khen chê của người đời; sống nhàn nhã,ung dung, thảnh thơi, hòa hợp với thiên nhiên… + Sống nhàn là “thân nhàn nhưng tâm không nhàn”. + Đó là lối sống thể hiện vẻ đẹp nhân cách của các bậc nhà nho đương thời.II ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: