Danh mục

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Nam Đàn 1, Nghệ An

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 507.90 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Nam Đàn 1, Nghệ An’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Nam Đàn 1, Nghệ An SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KIỂM TRA GIỮA KÌ II - NĂM HỌC 2023 - 2024TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 1 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 11 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề gồm 02 trang)I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trong mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. (Kiều ở lầu Ngưng Bích, trích Truyện Kiều – Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập 1, NXBGD, 2006)Lựa chọn đáp án đúng:Câu 1. Đoạn trích trên nằm ở phần nào của truyện Kiều? A. Gặp gỡ và đính ước B. Gia biến và lưu lạc C. Đoàn tụ D. Chưa xác định đượcCâu 2. Nội tâm nhân vật trong đoạn trích được thể hiện qua dạng ngôn ngữ nào? A. Độc thoại nội tâm B. Đối thoại C. Kết hợp giữa độc thoại nội tâm và đối thoại D. Độc thoạiCâu 3. Đoạn trích trên đã thể hiện về nội dung gì? A. Giới thiệu gia đình Thúy Kiều B. Nói về cảnh đẹp mùa xuân C. Nỗi buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều D. Nỗi nhớ của Kiều về Kim TrọngCâu 4. Nhận xét nào sau đây đã đánh giá đúng nhất về tấm lòng của nàng Kiều. A. Nàng là người con hiếu thảo với gia đình. B. Là người con gái thủy chung, dù lâm vào hoàn cảnh nào lòng nàng cũng khôngthôi thương nhớ, lo lắng cho người yêu. C. Nàng sẵn sàng hy sinh bản thân để gia đình được bình yên. D. Thúy Kiều là người con hiếu thảo, thủy chung với tình yêu, có tấm lòng caothượng, luôn biết hy sinh cho người khác.Câu 5. Cụm từ “chén nguyệt dưới đồng” gợi nỗi nhớ của Thúy Kiều về ai? A. Kim Trọng B. Từ Hải C. Thúc Sinh D. Thúy VânCâu 6. Trong 8 câu thơ cuối đoạn trích trên, biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng chủyếu? A. Điệp ngữ, liệt kê B. So sánh, nhân hóa C. Nói quá, điệp ngữ D. Tả cảnh ngụ tìnhCâu 7. Tác dụng của việc nhắc lại 4 lần cụm từ “buồn trông” trong 8 câu thơ cuối là gì? A. Tạo âm hưởng trầm buồn cho các câu thơ. B. Nhấn mạnh những hoạt động khác nhau của Kiều. C. Nhấn mạnh sự ảm đạm của cảnh vật thiên nhiên. D. Nhấn mạnh tâm trạng đau đớn của Kiều.Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:Câu 8. Tâm trạng của Thúy Kiều trong 8 câu thơ cuối của đoạn trích là gì?Câu 9. Em hãy nhận xét tình cảm của tác giả đối với Thúy Kiều được thể hiện trongđoạn trích.Câu 10. Em hãy so sánh cảnh sắc được miêu tả trong hai câu thơ của Nguyễn Du:Cỏ non xanh tận chân trời. (trong đoạn trích Cảnh ngày xuân)Buồn trông nội cỏ rầu rầu. (trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích)II. Viết (4.0 điểm) Viết văn bản thuyết minh về hiện tượng nghiện Tiktok trong giới trẻ hiện nay. ……………….Hết……………………. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤMPhần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 B 0.5 2 A 0.5 3 C 0.5 4 D 0.5 5 A 0.5 6 A 0.5 7 A 0.5 8 Tâm trạng buồn bã,nỗi nhớ,nỗi cô đơn của Kiều như ngàn đợt sóng trùng 0.5 điệp càng khiến nỗi buồn dài dằng dặc,mênh mông. 9 -Tác giả xót thương trước thân phận và hoàn cảnh của Kiều trước nỗi đau 1,0 buồn và tuyệt vọng. -Tác giả thấu hiểu cặn kẽ nỗi cô đơn ,buồn tủi mà Kiều đang phải đối mặt. 10 -Câu thơ:Cỏ non xanh tận chân trời. 1,0 Là câu thơ trong đoạn trích Cảnh ngày xuân, diễn tả hình ảnh đẹp,sức sống của mùa xuân.Màu xanh của cỏ non ngút ngàn tới chân trời mở ra không gian khoáng đạt ,giàu sức sống. -Câu thơ :Buồn trông nội cỏ rầu rầu. Nội cỏ “rầu rầu” là hình ảnh “sắc xanh héo úa”mù mịt ,nhạt nhòa trải dài từ chân mây tới mặt đất,gợi cho Kiều một nỗi chán ngán,vô vọng vì c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: