Danh mục

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Phước Chánh, Phước Sơn

Số trang: 4      Loại file: docx      Dung lượng: 26.46 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Phước Chánh, Phước Sơn’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Phước Chánh, Phước Sơn UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ IITRƯỜNG PTDTBT THCS PHƯỚC CHÁNH NĂM HỌC: 2023- 2024 Môn: NGỮ VĂN – LỚP 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) Họ và tên: Điểm Nhận xét của giáo viên ……………………………… Lớp:…………………………. I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị tên là Tấm, em tên là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, sau đó mấy năm cha Tấm cũng qua đời, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám. Bà mẹ kế này rất cay nghiệt, bắt Tấm phải làm hết mọi việc nặng nhọc từ việc nhà đến việc chăn trâu cắt cỏ. Trong khi đó Cám được nuông chiều không phải làm gì cả. Một hôm, bà ta cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng xúc tép, còn hứa Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ. Ra đồng, Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ, còn Cám thì mải chơi nên chẳng bắt được gì. Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị: - Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng. Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu. Nghe tiếng khóc của Tấm, Bụt liền hiện lên hỏi: “Làm sao con khóc”. (Trích Truyện cổ tích Việt Nam) Em hãy chọn 1 trong các chữ cái A, B, C, D trước câu trả lời đúng trong các câu sau và ghi vào giấy thi. Ví dụ: 1A, 2B…. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích trên thuộc thể loại nào? A. Truyện thần thoại. B. Truyện truyền thuyết. C. Truyện cổ tích. D. Truyện ngụ ngôn. Câu 2. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi kể thứ nhất. B. Ngôi kể thứ ba. Trang 1/2C. Ngôi kể thứ hai. D. Ngôi kể thứ nhất số nhiều.Câu 3. Cụm từ nào sau đây không phải là thành ngữ?A. Chăn trâu cắt cỏ. B. Mò cua bắt ốc.C. Ba chân bốn cẳng. D. Ngày xửa ngày xưa.Câu 4. Xác định biện pháp tu từ trong câu “Ngày sửa ngày xưa, có hai chị em cùng chakhác mẹ, chị tên là Tấm, em tên là Cám”A. So sánh. B. Nhân hóa.C. Điệp ngữ. D. Hoán dụCâu 5. “Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị tên là Tấm, em tên làCám”. Em hãy xác định trạng ngữ trong câu trên?A. Ngày xửa ngày xưa. B. Có hai chị em.C. Có hai chị em cùng cha khác mẹ. D. Chị tên là Tấm, em tên là Cám.Câu 6. Đoạn trích đã làm nổi bật tính cách gì của Tấm?A. Chăm chỉ, hiền lành, thật thà. B. Đanh đá, lười nhác, ỷ lại.C. Bản lĩnh, dũng cảm, kiên cường. D. Nhanh nhẹn, hoạt bát,tốt bụng.Câu 7. Trong câu (Nghe tiếng khóc của Tấm, Bụt liền hiện lên hỏi: “Làm sao con khóc”).Ý nghĩa của chi tiết Bụt hiện lên khi nghe tiếng khóc của Tấm là gì?2 A. Tấm gặp được người tốt, giúp đỡ mình. B. Bụt hiện lên để cho Tấm một giỏ cá đầy. C. Bụt hiện lên để giúp Tấm trả thù Cám. D. Tạo nên màu sắc kì ảo cho truyện cổ tích. Câu 8. Thông điệp mà câu chuyện muốn mang đến cho người đọc là gì? Câu 9. Qua câu “Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng” em có cảm nhận như thế nào về hành động của Cám? Câu 10. Từ nhân vật Tấm, em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 3-5 câu về vai trò của đức tính chăm chỉ trong cuộc sống?II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn thuật lại sự kiện về lễ hội tết mùa truyền thống người Bhnong ở trường em. --- Hết--- Trang 3/24

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: