Danh mục

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Trãi, Đại Lộc

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 146.27 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Trãi, Đại Lộc” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Trãi, Đại Lộc PHÒNG GDĐT HUYỆN ĐẠI LỘC KIỂM TRA GIỮA HKII, NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 02 trang)Họ tên : ........................................................... Lớp : .............SBD…............ Điểm Lời phê của giáo viên Chữ ký giám thịI. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: CÁO VÀ CÒ Ngày xửa ngày xưa, có một con cáo rất xảo quyệt và tinh nghịch. Nó thường giả vờthân thiện để sau đó chơi khăm những con vật khác. Một ngày nọ, cáo gặp một chị cò. Nó kết bạn với cò và ra vẻ thân thiện, mời cò tới nhàăn tối. Chị cò vui vẻ nhận lời. Tối hôm đó, chị cò vui vẻ tới nhà cáo như lời mời. Cáo mời cò vào nhà và bưng ra haiđĩa súp. Nó múc súp ra hai cái đĩa rất là nông! Chị cò không thể nào ăn được súp với mỏ dài của mình, còn cáo thì dễ dàng liếm mộtloáng là hết đĩa súp. Thấy cò như vậy, cáo rất khoái trá nhưng vẫn giả vờ quan tâm hỏi: – Sao … sao chị không ăn ? Súp không ngon à ? Chị cò với cái bụng đói meo trả lời: – Ồ súp rất ngon, nhưng tôi bị đau dạ dày và không thể ăn thêm được nữa cáo ạ. Thế rồi cò đi về sau khi đã cảm ơn cáo, và không quên mời cáo đến nhà ăn tối. Tới ngày hẹn, cáo tới nhà cò để dùng bữa tối như được mời. Sau khi chuyện trò, chị còđi vào bếp để lấy súp ra mời cáo ăn. Lần này, chị cò múc súp ra hai cái lọ hẹp với cái cổ rấtdài. Cò ăn súp dễ dàng với cái mỏ dài của mình, còn cáo rõ ràng không thể nào ăn được. Sau khi kết thúc bữa ăn, chị cò nhẹ nhàng hỏi cáo: – Bạn dùng bữa có ngon không bạn cáo ? Cáo nhớ lại những gì mình đã chơi xấu cò và cảm thấy rất xấu hổ. Nó chỉ biết lắp bắp: – Tôi … tôi phải về đây. Bụng tôi bỗng dưng đau quá ! Rồi cụp đuôi chuồn về trong nỗi nhục nhã. (Cáo và cò - NXB thông tin)Câu 1. Truyện “Cáo và cò” sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ?A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luậnCâu 2. Truyện được kể bằng lời của ai ?A. Lời của nhân vật cáo C. Lời của người dẫn chuyệnB. Lời của nhân vật cò D. Lời của cái lọCâu 3. Trong truyện, cáo có tính cách gì ? A. Thân thiện và tốt bụng C. Chân thành và niềm nở B. Xảo quyệt và tinh nghịch D. Nhẹ nhàng và sốt sắngCâu 4. Cáo đã dọn thức ăn khi mời cò đến nhà dùng bữa như thế nào ?A. Niềm nở, chu đáo với những món ăn ngon.B. Dọn súp trong chiếc lọ hẹp với cổ lọ rất dài.C. Một đĩa súp cho mình và một lọ súp cho cò.D. Chỉ có súp trên hai cái đĩa rất là nông.Câu 5. Dấu chấm lửng trong câu: “Sao … sao chị không ăn ?” được dùng với công dụnggì ?A. Thể hiện lời nói ngập ngừng, ngắt quãng B. Làm giãn nhịp điệu câu văn.C. Chuẩn bị xuất hiện một từ ngữ bất ngờ D. Cho biết nhiều sự vật chưa liệt kê hết.Câu 6. Sự việc cáo cụp đuôi chuồn về trong nỗi nhục nhã thể hiện điều gì ?A. Cáo không hiểu ý của cò nên ra về trong sự tức giận.B. Cáo buồn vì cò không hiểu ý tốt của mình trước đó.C. Cáo xấu hổ vì nhớ lại hành động không đẹp của mình.D. Cáo tủi thân vì cò không tiếp đãi mình chu đáo.Câu 7. Trong câu “Nó chỉ biết lắp bắp”, từ “lắp bắp” có nghĩa là gì?A. Chỉ một loại quả, có nhiều hạt, có thể ăn đượcB. Chỉ cách nói rất rõ ràng và dễ ngheC. Chỉ tính cách vui vẻ, hòa đồng với mọi ngườiD. Chỉ cách nói ngập ngừng, không rõ lờiCâu 8. Xác định 01 phép liên kết và từ ngữ thực hiện liên kết đó giữa 2 câu văn sau: “(1) Một ngày nọ, cáo gặp một chị cò. (2) Nó kết bạn với cò và ra vẻ thân thiện, mời cò tớinhà ăn tối”. Nội dung Câu trả lời Phép liên kết Từ ngữ thực hiện liên kếtCâu 9. Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì trong cách ứng xử ?…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Câu 10. Em có đồng ý với cách đối xử của cò dành cho cáo ở đoạn cuối câu chuyệnkhông ? Vì sao ?…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận thể hiện ý kiến tán thành của em về vấn đề: Học sinh cần đội mũ bảo hiểm khi đi xe điện đến trường. BÀI LÀM………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: