Danh mục

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn

Số trang: 4      Loại file: docx      Dung lượng: 41.57 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HIỆP NĂM HỌC: 2023-2024 Môn: Sinh học – Khối 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra:……/…../20…. Điểm: Lời phê của giáo viên:Họ và tên:…………………........Lớp: 9/......I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)Em hãy khoanh tròn vào một chữ cái (A, B, C hoặc D) đứng trước câu trả lời đúng nhất.Câu 1. Nhân tố vô sinh trong môi trường sống của sinh vật gồm A. đất, nước, vi khuẩn. B. đất, nước, ánh sáng. C. cỏ, giun đất, ánh sáng. D. cỏ, giun đất, vi khuẩn.Câu 2. Nhân tố hữu sinh trong môi trường sống của sinh vật gồm A. đất, nước, vi khuẩn. B. đất, nước, ánh sáng. C. cỏ, giun đất, ánh sáng. D. cỏ, giun đất, vi khuẩn.Câu 3. Nhóm động vật nào sau đây là động vật biến nhiệt? A. Gà, chim sẻ, công. B. Bò, lợn, trâu. C. Cá chép, cá rô, cá chạch. D. Mèo, hổ, sư tử.Câu 4. Dơi, gián là những động vật A. ưa sáng. B. ưa ẩm. C. ưa tối. D. ưa khô.Câu 5. Các cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng mạnh gồm A. cây keo, cây rau má. B. cây bàng, cây phượng. C. cây rau lốt, cây phong lan. D. cây lúa nước, cây thuốc phỏng. * Sử dụng dữ liệu sau để trả lời các câu hỏi 6,7,8: Cho những ví dụ sau: (1) Linh cẩu ăn hươu; (2) Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến;(3) Các cây thông gần liền rễ nhau; (4) Giun sống trong ruột người.Câu 6. Ví dụ về quan hệ cùng loài là A. (1). B. (2). C. (3). D. (4).Câu 7. Ví dụ (2) là ví dụ về mối quan hệ A. cộng sinh. B. hội sinh. C. cạnh tranh. D. kí sinh.Câu 8. Ví dụ về mối quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác là A. (1). B. (2). C. (3). D. (4).Câu 9. Nhóm cá thể nào sau đây được gọi là quần thể? A. Tập hợp các cá thể cá chép, cá rô, cá mè sống chung trong một ao. B. Tập hợp các cá thể cây thông phân bố tại Đà Lạt. C. Tập hợp các cây có hoa phân bố tại rừng mưa nhiệt đới Thái Lan. D. Tập hợp các cá thể hổ, hươu, khỉ sống tại rừng. Câu 10. Các dấu hiệu điển hình của một quần xã gồmA. tỉ lệ giới tính và thành phần loài. B. mật độ và số lượng loài. C. số lượng và thành phần các loài. D. số lượng loài và tỉ lệ giới tính.Câu 11. Quần thể người có các đặc trưng về kinh tế - xã hội khác với quần thể sinh vậtkhác là do A. con người có lao động và tư duy. B. con người cải tạo được tự nhiên. C. con người có tiếng nói. D. con người có dáng đứng thẳng.Câu 12. Cho chuỗi thức ăn sau: Cây ngô sâu ăn lá ngô ếch rắn vi khuẩn.Sinh vật tiêu thụ trong chuỗi thức ăn trên là A. cây ngô, sâu ăn lá ngô, rắn. B. sâu ăn lá ngô, ếch, rắn. C. cây ngô, vi khuẩn, ếch. D. rắn, vi khuẩn, ếch.Câu 13. Hệ sinh thái nước ngọt gồm A. ao, hồ, sông, suối. B. rừng ngập mặn, san hô, biển sâu. C. ao, hồ, rừng ngập mặn. D. thảo nguyên, san hô, sa mạc.Câu 14. Khi điều tra về một quần thể bạch đàn ở một khu đồi rộng 2 ha, người ta đếmđược tổng cộng 3200 cây. Vậy mật độ của quần thể bạch đàn này là bao nhiêu? A. 160 cây/ha. B. 1600 cây/ha. C. 3200 cây/ha. D. 6400 cây/ha.Câu 15. Nhóm tuổi sinh sản có vai trò A. tăng sinh khối cho quần thể. B. quyết định mức sinh sản của quần thể. C. không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể. D. cân bằng số lượng các cá thể trong quần thể.II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)Câu 16. (1,0 điểm) Thế nào là môi trường sống của sinh vật? Mỗi loại môi trường chohai đại diện sinh vật sống ở đó.Câu 17. (1,0 điểm) Phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật.Câu 18. (2,0 điểm) Em hãy cho ví dụ về một hệ sinh thái. Xác định các thành phần chủyếu của hệ sinh thái đó.Câu 19. (1,0 điểm) Thực vật chịu hạn vùng sa mạc thích nghi với điều kiện khô hạn bằngcách nào? ---------HẾT---------- UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HIỆP NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN: KHTN – KHỐI 8 HƯỚNG DẪN CHẤMI. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)Mỗi câu đúng ghi 0,33 điểm; 2 câu đúng ghi 0,67 điểm; 3 câu đúng ghi 1,0 điểmCâu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 11 1 1 1 15 0 2 3 4Đáp án B D C C C C B A B C A B A B BII. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Đáp án ĐiểmCâu - Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả 0,5đ những gì bao quanh chúng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật. - Ví dụ về đại diện sống ở các loại môi trường: 16 + Môi trường nước: cá, tôm,.. 0,125đ(1,0đ + Môi trường trên mặt đất – không khí: chim, cây bàng,... 0,125đ ) + Môi trường trong đất: giun đất, dế,... 0,125đ + Môi trường sinh vật: bọ chét sống trên da chó, cây hoa phong 0,125đ lan sống trên thân cây,.... (Ví dụ về đại diện sống ở các loại môi trường là câu hỏi mở, nếu học sinh trả lời đúng vẫn được điểm tối đa) Đặc điểm Quần thể Quần xã 0,25đ Đơn vị cấu Cá thể Quần thể 0,25đ trúc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: