Danh mục

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

Số trang: 3      Loại file: docx      Dung lượng: 32.30 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2024 - 2025 MÔN: KHTN - KHỐI 6 MÃ ĐỀ KHTN602 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 31/12/2024I. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm của em chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.Câu 1. Đơn vị đo độ dài trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta là đơn vị nào sau đây? A. Mét (m). B. Centimét (cm). C. Đềximét (dm). D. Kilômét (km).Câu 2. Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào? A. Cây cầu. B. Cây bạch đàn. C. Xe ô tô. D. Ngôi nhà.Câu 3. Dụng cụ nào dùng để đo nhiệt độ? A. Tốc kế. B. Cân. C. Đồng hồ. D. Nhiệt kế.Câu 4. Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm? A. Hệ cơ và hệ thân. B. Hệ chồi và hệ rễ. C. Hệ rễ và hệ thân. D. Hệ thân và hệ lá.Câu 5. Khi cho một lượng nhỏ bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được: A. Nhũ tương. B. Dung dịch. C. Huyền phù. D. Dung môi.Câu 6. Trong dung dịch nước đường, chất nào là dung môi, chất nào là chất tan? A. Nước là chất tan, đường là dung môi. B. Đường và nước đều là chất tan. C. Đường là chất tan, nước là dung môi. D. Đường và nước đều là dung môi.Câu 7. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là: A. Vật thể tự nhiên làm bằng chất, vật thể nhân tạo làm từ vật liệu. B. Vật thể tự nhiên làm bằng các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo. C. Vật thể nhân tạo do con người tạo ra. D. Vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên.Câu 8. Mô nào dưới đây có ở thực vật? A. Mô cơ. B. Mô thần kinh. C. Mô liên kết. D. Mô phân sinh.Câu 9. Vật liệu nào sau đây được dùng để sản xuất xoong, nồi nấu thức ăn? A. Thủy tinh. B. Nhựa. C. Kim loại. D. Gỗ.Câu 10. Thành tế bào ở thực vật có vai trò gì? A. Tham gia cấu tạo hệ thống nội màng. B. Tham gia trao đổi chất với môi trường. C. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào. D. Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.Câu 11. Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta sử dụng biện pháp nào dưới đây? A. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide. B. Tùy nhiệt độ cần thiết để điểu chỉnh lượng gas. C. Nên để gas ở mức độ nhỏ nhất. D. Nên để gas ở mức độ lớn nhất.Câu 12. Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng? A. Vì chất khí nhẹ hơn chất rắn và chất lỏng. B. Vì chất khí có nhiệt độ sôi thấp hơn chất rắn và chất lỏng. C. Vì diện tích tiếp xúc của chất khí với không khí lớn hơn. D. Vì chất khí có khối lượng riêng lớn hơn chất rắn và lỏng.Câu 13. Huyền phù là A. hỗn hợp rắn – lỏng không đồng nhất. B. hỗn hợp lỏng – lỏng đồng nhất.Mã đề: KHTN602 Trang 2/3 C. hỗn hợp lỏng – lỏng không đồng nhất D. hỗn hợp rắn – lỏng đồng nhất.Câu 14. Một tế bào khi trải qua 3 lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con? A. 8. B. 16. C. 4. D. 12.Câu 15. Bạn Hà đi từ nhà đến bến xe buýt hết 35 phút, sau đó đi ôtô đến trường hết 30 phút. Hỏibạn Hà đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu thời gian? A. 10 giờ 33 phút. B. 1 giờ 3 phút. C. 2 giờ 33 phút. D. 1 giờ 5 phút.Câu 16. Khi đốt cháy 1 lít dầu diesel cần 1500 lít khí oxygen. Một chiếc xe tải khi chạy quãngđường 100 km cần 8 lít dầu diesel. Coi oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí. Tính thể tích khôngkhí cần cung cấp cho chiếc xe tải để đi quãng đường 100 km. A. 54600 lít. B. 90000 lít. C. 13650 lít. D. 60000 lít.Câu 17. Cây trồng nào sau đây không phải là cây lương thực? A. Mía. B. Ngô. C. Lúa gạo. D. Lúa mì.Câu 18. Muốn dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu gây ra, ta có thể sử dụng: A. Xăng hoặc dầu phun vào đám cháy. B. Khí oxygen phun vào đám cháy. C. Nước để dập tắt đám cháy. D. Cát hoặc vải dày ẩm trùm kín đám cháy.Câu 19. Vật nào sau đây là cơ thể sống? A. Đồi núi. B. Hòn đá. C. Sông suối. D. Cây bưởi.Câu 20. Nhân/vùng nhân của tế bào có chức năng gì? A. Tham gia trao đối chất với môi trường. B. Là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào. C. Là nơi tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào. D. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.Câu 21. Trong thang nhiệt độ Celsius nhiệt độ nước đá đang tan là bao nhiêu? A. 1000C. B. 3730K. C. 00C. D. 2730K.Câu 22. Vật nào sau đây là vật sống? A. Trái Đất. B. Lọ hoa. C. Con robot. D. Con gà.Câu 23. Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt? A. Kim loại. B. Thủy tinh. C. Gốm. D. Cao su.Câu 24. Cơ thể nào sau đây là cơ thể đơn bào? A. Con ốc sên. B. Con cua. C. Trùng biến hình. D. Con chó.Câu 25. Bạn Hải đang đun nước, sau một thời gian thấy tiếng nước reo và mặt nước sủi lăn tăn,nước bắt đầu sôi. Theo em, hiện tượng nước sôi liên quan tới lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên? A. Sinh học. B. Vật lí. C. Hoá học. D. Khoa học Trái Đất.Câu 26. Nguyên tắc tách các chất ra khỏi hỗn hợp là A. dựa vào khối lượng các chất trong hỗn hợp. B. dựa vào số lượng các chất trong hỗn hợp. C. dựa trên sự khác nhau về tính chất của các chất. D. dựa trên sự giống nhau về tính chất của các chất.Câu 27. Cho các vật liệu sau: nhựa, thủy tinh, gốm, đá vôi, thép. Số vật liệu nhân tạo là: A. 3. B. 2. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: