Danh mục

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Giang

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 301.67 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc ôn tập sẽ trở nên đơn giản hơn khi các em đã có trong tay Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Giang. Tham khảo tài liệu không chỉ giúp các em củng cố kiến thức môn học mà còn giúp các em rèn luyện giải đề, nâng cao tư duy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc GiangSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ I BẮC GIANG NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 - THPT Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đềI. Đọc hiểu (4.0 điểm)Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: THUẬT HỨNG (Bài 24) Nguyễn Trãi Công danh đã được hợp về nhàn 1, Lành dữ âu chi thế nghị khen. Ao cạn vớt bèo cấy muống; Trì 2 thanh phát cỏ ương sen. Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc 3; Thuyền chở yên hà nặng vạy then 4. Bui có một lòng trung liễn 5hiếu, Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen 6. (Thơ Nôm Đường luật, Lã Nhâm Thìn, NXB Giáo dục, 1998, tr.244)Câu 1. Bài thơ được làm theo thể thơ nào?Câu 2. Trong hai câu thơ đầu, tác giả đã nêu lí do về nhàn của mình là gì?Câu 3. Chỉ ra những công việc gắn với cuộc sống khi về nhàn của tác giả trong hai câu thơ: Ao cạn vớt bèo cấy muống; Trì thanh phát cỏ ương sen.Câu 4. Anh/Chị hiểu như thế nào về chữ công danh trong câu thơ: Công danh đã được hợp về nhàn?Câu 5. Nêu những sáng tạo nghệ thuật mang tính dân tộc hóa trong bài thơ.Câu 6. Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ. (Trình bày trong khoảng 5 đến 7 câu).II. Làm văn (6.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị Châu trong truyền thuyết Truyện An Dương Vươngvà Mị Châu – Trọng Thủy. Từ đó, nhận xét về thái độ của nhân dân đối với nàng Mị Châu trongtác phẩm. ………………. Hết ………………Họ và tên học sinh: ................................................................ SBD: .............................1 Hợp: tiếng cổ nghĩa là nên.2 Có bản viết là: Đìa thanh phát cỏ ương sen (Trì thanh/Đìa thanh: ý chỉ vũng nước trong ngoài đồng).3 Đầy qua nóc: đầy tràn lên qua nóc kho4 Yên hà: khói ráng; vạy then: chở nặng quá làm cho then thuyền vạy đi, oằn xuống.5 Liễn: lẫn.6 Câu thơ này gốc ở sách Luận ngữ: “Ma nhi bất lận, miết nhi bất truy” (Mài mà không mòn, nhuộm mà không đen).SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HDC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ I BẮC GIANG NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn 10 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 4.0 1 Thể thơ: Thất ngôn xen lục ngôn 0.5 I 2 Trong hai câu thơ đầu, tác giả đã nêu lí do “về nhàn” của mình là: 0.5 - Đã đạt được công danh - Không còn quan tâm đến chuyện lành, dữ, khen, chê của người đời 3 - Học sinh chỉ ra được những công việc gắn với cuộc sống khi “về 0.5 nhàn” của tác giả: Vớt bèo, cấy muống, phát cỏ, ương sen, - Nếu HS chỉ ra được nhưng không đủ 04 chi tiết 0.25 - HS không chỉ ra được chi tiết nào hoặc chỉ ra không đúng 0.0 4 Chữ “Công danh” trong câu thơ được hiểu là: sự nghiệp và danh tiếng 0.5 5 - Học sinh chỉ ra được ít nhất 02 biểu hiện sáng tạo nghệ thuật mang 1.0 tính dân tộc hóa: + Việt hóa thể thơ Đường luật, sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, viết bằng chữ Nôm. + Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân, sử dụng những từ ngữ thuần Việt. + Hình ảnh thơ quen thuộc, gần gũi. + Cách ngắt nhịp linh hoạt, vượt ra khỏi tính quy phạm của thơ Đường luật. - HS chỉ ra được 01 biểu hiện 0.5 - HS không chỉ ra được hoặc chỉ ra không hợp lí 0.0 6 - Học sinh trình bày được những nhận xét của bản thân về vẻ đẹp tâm 1.0 hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ: + Không ham danh lợi, ung dung tự tại. + Yêu thiên nhiên, gắn bó giao hòa với thiên nhiên. + Một lòng trung quân ái quốc, hiếu thuận với mẹ cha. … - HS nêu được 02 vẻ đẹp. 0.75 - HS nêu được 01 vẻ đẹp. 0.5 LÀM VĂN 6.0 II Cảm nhận nhân vật Mị Châu trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy. Nhận xét về thái độ của nhân dân đối với Mị Châu. a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận 0.5 Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác phẩm và vấn đề nghị luận, Thân bài triển khai được vấn đề cần nghị luận, Kết bài khái quát được nội dung cần nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận nhân vật Mị Châu trong 0.5 Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy. Nhận xét về thái độ của nhân dân đối với Mị Châu. c. Triển khai các luận điểm nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: