Danh mục

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Gia Định, TP.HCM

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 744.79 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Gia Định, TP.HCM” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Gia Định, TP.HCM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Khối 11 Môn: Ngữ văn. Thời gian: 90 phút ---oOo---I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)Đọc văn bản sau: Kỹ năng tự nhận thức là một trong những kỹ năng sống cơ bản, là khả năng conngười ý thức một cách rõ ràng về tính cách, cảm xúc, quan điểm, giá trị, động cơ củamình, khả năng con người hiểu biết và chấp nhận những tố chất vốn có của mình. Vì nếucó thể phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, bạn có thể tổ chức tốt cuộc sống củamình, cải thiện mối quan hệ với mọi người. Tự nhận thức là một kĩ năng rất cơ bản, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xửphù hợp và hiệu quả với người khác. Trước hết là những người thân yêu trong gia đình,trong lớp học, trong cơ quan và sau đó là con người trong cộng đồng xã hội. Tự nhận thức cho con người khả năng sống nhân ái, đúng mực với mọi người.Ngoài ra tự nhận thức còn giúp chúng ta hiểu đúng về mình, từ đó, có những quyết định,lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện, hoàn cảnh thực tếvà yêu cầu của xã hội. Tự nhận thức hình thành thông qua giáo dục, sự chỉ bảo, hướng dẫn của người lớn.Tự nhận thức được hình thành qua các trải nghiệm thực tế, đặc biệt qua sự giao tiếp vớingười khác. Một trong những kĩ năng mà tôi đã áp dụng thành công hơn chính là khảnăng tự nhận thức và nhìn nhận chính mình. Nhờ khả năng tự nhận thức và đánh giá bảnthân mà tôi biết rằng mình cần phải thay đổi để trưởng thành hơn. Điều đó thực sự quantrọng cho cuộc sống của bạn. (Trích Làm chủ tuổi 20 – Dương Duy Bách, NXB Thế giới, H.2021, tr.235-236)Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của văn bản. (1.0điểm)Câu 2. Theo tác giả văn bản, kỹ năng tự nhận thức có ý nghĩa như thế nào đối với đờisống của mỗi chúng ta? (1.0 điểm)Câu 3. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “Tự nhận thức cho con người khả năngsống nhân ái, đúng mực với mọi người” không? Vì sao? (1.0 điểm)II. LÀM VĂN (7.0 điểm)Câu 1 (2.0 điểm) Việc tự ý thức về bản thân có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình học tập vàrèn luyện của mỗi học sinh? Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 12-15 dòng) để trả lời cho câu hỏitrên.Câu 2 (5.0 điểm) Anh/chị hãy phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù củaNguyễn Tuân. ……Hết……. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Khối 11 Đáp án môn: Ngữ văn. Thời gian: 90 phút ---oOo---I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của văn bản. (1.0điểm)- Phong cách ngôn ngữ: chính luận  0,5 điểm- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận  0,5 điểmCâu 2. Theo tác giả văn bản, kỹ năng tự nhận thức có ý nghĩa như thế nào đối với đời sốngcủa mỗi chúng ta? (1.0 điểm)- Tổ chức tốt cuộc sống của mình, cải thiện mối quan hệ với mọi người- Giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác- Có khả năng sống nhân ái, đúng mực với mọi người- Hiểu đúng về mình, từ đó, có những quyết định, lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năngcủa bản thân, với điều kiện, hoàn cảnh thực tế và yêu cầu của xã hội Mỗi ý đúng: 0.25 điểm.Câu 3. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “Tự nhận thức cho con người khả năng sốngnhân ái, đúng mực với mọi người” không? Vì sao? (1.0 điểm) HS có quyền tự do bày tỏ quan điểm cá nhân của mình miễn có lập luận hợp lý. Nêu quan điểm: 0.25 điểm. Lập luận bảo vệ quan điểm: 0.75 điểm.Sau đây là một hướng gợi ý:- Nêu quan điểm: Hoàn toàn đồng tình với ý kiến  0.25 điểm.- Đưa ra lý lẽ bảo vệ quan điểm  0.75 điểm.+ Tự nhận thức là quá trình con người tự tìm tòi và tích lũy sự hiểu biết về bản thân mình,những người xung quanh mình và chuẩn mực đạo đức chung của xã hội.+ Những tri thức có được từ quá trình tìm tòi và tích lũy đó sẽ giúp con người có khả năngphân biệt đúng sai, tốt xấu để có thể ứng xử một cách nhân ái và đúng mực.II. LÀM VĂN (7.0 điểm)Câu 1 (2.0 điểm) Việc tự ý thức về bản thân có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình học tập và rènluyện của mỗi học sinh? Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 12-15 dòng) để trả lời cho câu hỏi trên.1/ Yêu cầu về kỹ năng:  Có kỹ năng viết một đoạn văn nghị luận đảm bảo về mặt cấu trúc và dung lượng  Biết phối hợp tốt các thao tác nghị luận để giải quyết vấn đề  Đảm bảo quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu.2/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt khác nhau nhưng bài làm cần đáp ứngđược các yêu cầu cơ bản sau:- Mở đoạn: xác định được vấn đề cần nghị luận Ý nghĩa/vai trò của việc tự ý thức về bảnthân đối với quá trình học tập và rèn luyện.- Thân đoạn: xác định được thế nào là tự ý thức về bản thân; Trình bày được ý nghĩa vai tròcủa việc tự ý thức về bản thân (giúp nhận ra điểm mạnh, điểm yếu để từ đó phát huy, bổkhuyết; thấy được học tập là quyền lợi, nghĩa vụ để nỗ lực hết mình; hiểu được để khẳng địnhbản thân và đảm bảo cuộc sống không có con đường nào khác ngoài nỗ lực học tập và rènluyện…); Đưa ra được liên hệ - bài học phù hợp.- Kết đoạn: khẳng định lại vấn đề nghị luận.Câu 2 (5.0 điểm) Anh/chị hãy phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của NguyễnTuân.1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học dạng phân tích nhân vật; kết cấu bài viết chặt chẽ,diễn đạt lưu loát; văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp…2. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết có thể triển khai theo nhiều các khác nhau nhưng cần nêu được các ý chínhsau:I/ Mở bài: giới thiệu để dẫn vào đề.  0,5 điểmII/ Thân bài: 1/ Giới thiệu chung: tác giả, vị trí của đoạn trích; nội dung chính...  0,5 điểm 2/ Phân tích:  3,0 điểmVề nội dung: Là một ngh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: