Danh mục

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Kon Rẫy

Số trang: 4      Loại file: doc      Dung lượng: 93.00 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

‘Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Kon Rẫy’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Kon Rẫy TRƯỜNG PTDTNT KON RẪY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TỔ: Các môn học lựa chọn NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: SINH HỌC 11 MÃ ĐỀ 112 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)Họ, tên học sinh:............................................................... Lớp: .......................PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (28 câu – 7 điểm– 28 phút)Câu 1: Sau đây là sơ đồ minh họa một số nguồn nitơ cung cấp cho câyChú thích từ (1) đến (4) lần lượt là A. (1). NO3- ; (2). NH4+ ; (3). N2 ; (4). Chất hữu cơ. B. (1). NO3- ; (2). N2 ; (3). NH4+ ; (4). Chất hữu cơ. C. (1). NH4+ ; (2). N2 ; (3). NO3- ; (4). Chất hữu cơ. D. (1). NH4+ ; (2). NO3- ; (3). N2 ; (4). Chất hữu cơ.Câu 2: Thủy tức có hình thức hô hấp A. qua bề mặt cơ thể. B. bằng mang. C. bằng phổi. D. bằng hệ thống ống khí.Câu 3: Thực vật có thân mọng nước thuộc nhóm A. thực vật C3. B. thực vật C4. C. thực vật CAM. D. tảo.Câu 4: Vì sao ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch? A. Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn hơn động mạch. B. Vì mao mạch thường ở xa tim. C. Vì số lượng mao mạch lớn hơn động mạch. D. Vì áp lực co bóp của tim giảm.Câu 5: Cây trên cạn hấp thu nước và ion khoáng nhờ cấu trúc nào của rễ là chủ yếu? A. Miền chóp rễ. B. Miền trưởng thành. C. Miền sinh trưởng. D. Miền lông hút.Câu 6: Điều nhận xét nào sau đây về hoạt động của tim là không đúng ? A. Tim hoạt động suốt đời không mỏi vì ở tim có hệ dẫn truyền là nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất. B. Chu kì hoạt động của tim gồm 3 pha là pha co tâm nhĩ, pha co tâm thất và pha dãn chung. C. Hệ dẫn truyền tim gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin. D. Do một nửa chu kì của tim là pha dãn chung vì vậy tim có thể hoạt động suốt đời mà không mỏi.Câu 7: Huyết áp là A. áp lực của máu tác động lên thành tim. B. số nhịp đập của tim trong 1 phút. C. áp lực của máu tác động lên thành mạch. D. tốc độ máu chảy trong 1 giây.Câu 8: Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào A. đặc tính lý hóa của màng sinh chất. B. nhu cầu năng lượng của tế bào. Trang 1/4 - Mã đề 112 C. hoạt động trao đổi chất của tế bào. D. sự chênh lệch nồng độ ion giữa trong và ngoài tế bào.Câu 9: Lá thoát hơi nước qua A. toàn bộ tế bào của lá. B. cutin. C. khí khổng và lớp cutin. D. khí khổng.Câu 10: Thực vật C4 ưu việt hơn thực vật C3 ở những điểm nào?1. Cường độ quang hợp cao hơn.2. Điểm bão hòa ánh sáng thấp hơn.3. Điểm bù CO2 thấp hơn.4. Điểm bão hòa ánh sáng cao hơn.5. Nhu cầu nước thấp hơn.6. Thoát hơi nước nhiều hơn.Số nội dung đúng là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.Câu 11: Loài vi sinh vật nào dưới đây có khả năng cố định nitơ? A. Penicilium. B. Rhizobium. C. Trùng roi xanh. D. E.coli.Câu 12: Phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic tạo ra A. chỉ rượu etylic. B. đồng thời rượu etylic và axit lactic. C. rượu etylic hoặc axit lactic. D. chỉ axit lactic.Câu 13: Quá trình tiêu hóa cỏ trong dạ dày bốn ngăn của trâu theo trình tự là A. dạ cỏ - dạ lá sách - dạ tổ ong - dạ múi khế. B. dạ cỏ - dạ tổ ong - dạ lá sách - dạ múi khế. C. dạ múi khế - dạ tổ ong - dạ lá sách - dạ cỏ. D. dạ cỏ - dạ múi khế - dạ tổ ong - dạ lá sách.Câu 14: Cân bằng nội môi là A. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. B. duy trì sự ổn định của môi trường trong tế bào. C. duy trì sự ổn định của môi trường trong mô. D. duy trì sự ổn định của môi trường cơ quan.Câu 15: Tiêu hoá là quá trình A. biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ mà cơ thể có thể hấp thu được. B. biến đổi thức ăn thành các chất phức tạp mà cơ thể có thể hấp thu được. C. tạo ra các chất chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được. D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.Câu 16: Các bộ phận cấu tạo của hệ tuần hoàn là A. dịch tuần hoàn, tim, hệ thống mạch máu. B. tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. C. dịch tuần hòa, hệ thống mạch máu. D. dịch tuần hoàn, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.Câu 17: Tuỵ tiết ra những hoocmôn tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào? A. Điều hoà hấp thụ nước ở thận. B. Duy trì nồng độ glucôzơ bình thường trong máu. C. Điều hòa hấp thụ Na+ ở thận. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: