Danh mục

Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Số trang: 2      Loại file: doc      Dung lượng: 77.50 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I BẮC NINH NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Vật lí – Lớp 8 (Đề có 01 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Chọn phương án trả lời cho các câu sau:Câu 1: Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi A. vị trí của vật so với vật mốc luôn thay đổi. B. khoảng cách từ vật đó đến vật mốc luôn thay đổi. C. vị trí của vật đó so với vật mốc không thay đổi theo thời gian. D. khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi theo thời gian.Câu 2: Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây? A. Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp, xe máy B. Ma sát giữa quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm nghiêng với mặt bàn. C. Ma sát giữa má phanh với vành xe khi phanh xe. D. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động.Câu 3: Khi nói về áp suất chất lỏng, câu kết luận nào dưới đây không đúng? A. Trong cùng một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngangđều bằng nhau. B. Trong chất lỏng, vật càng xuống sâu áp suất chất lỏng tác dụng lên vật càng giảm. C. Trong chất lỏng, vật càng xuống sâu áp suất chất lỏng tác dụng lên vật càng tăng. D. Chất lỏng gây ra áp suất lên vật theo mọi phương.Câu 4: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra? A. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên. B. Săm xe đạp bơm quá căng để ngoài nắng bị nổ. C. Phơi quần áo ướt ngoài trời nắng, sau một thời gian quần áo khô. D. Uống sữa tươi trong hộp giấy bằng ống hút, khi hút hết sữa hộp sữa bị bẹp theo nhiều phía.Câu 5: Độ lớn lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên một vật phụ thuộc vào A. trọng lượng riêng của chất lỏng và trọng lượng riêng của vật. B. trọng lượng riêng của vật và thể tích của vật. C. trọng lượng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D. trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.Câu 6: Khi nhúng một vật trong lòng chất lỏng, vật nổi lên khi A. trọng lượng riêng của vật lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng. B. trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng. C. trọng lượng riêng của vật bằng trọng lượng riêng của chất lỏng. D. trọng lượng của vật bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)Câu 7: ( 2,5 điểm) 1) Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động? 2) Hai người đi xe đạp, người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút, người thứ hai đi quãng đường7,5km hết 0,5h. Hãy tính vận tốc của mỗi người và cho biết người nào đi nhanh hơn?Câu 8: ( 2,5 điểm) 1) Viết công thức tính độ lớn áp suất chất lỏng, nêu tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức. 2) Một người thợ lặn lặn xuống một hồ nước đến độ sâu 20m. Biết trọng lượng riêng của nước là10000N/m3. Hãy tính áp suất do nước gây ra tại vị trí người thợ lặn.Câu 9: (2,0 điểm) Một vật nổi cân bằng trên mặt nước. Phần vật chìm trong nước có thể tích là 0,05m 3. Biết trọng lượngriêng của nước là 10000 N/m3. 1) Tính lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật. 2) Xác trọng lượng của vật đó. --------- Hết ---------

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: