Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn có kèm theo đáp án hướng dẫn giúp hỗ trợ cho quá trình ôn luyện của các em học sinh lớp 7, nhằm giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng làm bài tập từ đó tìm ra phương pháp làm bài 1 cách hiệu quả, chuẩn bị sẵn sàng kiến thức cho các kì thi học kì 1 sắp tới. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo đề thi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo HớnTrường THCS Hồ Hảo Hớn Lớp: 7... Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . …… Điểm KIỂM TRA HỌC KÌ I, 2017 – 2018 MÔN: Vật lí 7 Thời gian: 45 phút Lời phê ĐỀ 1 A. Trắc nghiệm khách quan (6 điểm, học sinh làm bài trong thời gian 25 phút) Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu1. Phát biểu nào sai khi nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm? A. Ảnh của vật qua gương cầu lõm là ảnh ảo. B. Ảnh của vật qua gương cầu lõm có kích thước bằng vật. C. Ảnh của vật qua gương cầu lõm có kích thước nhỏ hơn vật. D. Ảnh của vật qua gương cầu lõm có kích thước lớn hơn vật. Câu 2. Ánh sáng truyền đi theo đường thẳng trong môi trường: A. trong suốt. B. đồng tính. C. nước nguyên chất. D. không khí. Câu 3. Tia sáng được biểu diễn A. bằng một đường thẳng. B. bẳng một đoạn thẳng. C. bằng một mũi tên. D. bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng. Câu 4. Chùm sáng nào dưới đây là chùm phân kì ? A B C D Câu 5. Đứng trên mặt đất ta thấy có Nhật thực khi: A. nơi ta đứng ở nữa phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng. B. nơi ta đứng là chổ Mặt Trăng che khuất Mặt Trời không cho ánh sáng Mặt Trời đến Mặt Đất. C. Trái Đất che khuất Mặt Trăng nên ánh sáng Mặt Trời không đến được Mặt Trăng. D. Mặt Trời che khuất Mặt Trăng không cho ánh sáng Mặt Trăng đến được Mặt Đất. Câu 6. Góc tới là góc tạo bởi: A. tia tới và mặt gương. B. mặt gương và đường pháp tuyến. C. tia tới và tia phản xạ. D. tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. Câu 7. Hiện tượng phản xạ âm không được ứng dụng trong những trường hợp nào dưới đây? A. Làm tường sần sùi và treo rèm nhung trong rạp chiếu bóng. B. Tính độ sâu của đáy biển. C. Trồng cây xung quanh khu trạm xá. D. Điện thoại dây. Câu 8. Trong một thí nghiệm, người ta đo được góc tạo bởi tia phản xạ và đường pháp tuyến của mặt gương bằng 500. Tìm giá trị góc tạo bởi tia tới và đường pháp tuyến. A. 250. B. 500. C. 750. D. 1000. Câu 9. Gương có tác dụng biến đổi chùm tia tới phân kì thành chùm tia phản xạ song song là gương gì? A. Gương phẳng. B. Gương cầu lõm C. Gương cầu lồi D. Cả ba loại gương Câu 10. Khi vật dao động mạnh thì âm thanh phát ra như thế nào? A. To. B. Nhỏ. C. Cao. D. Thấp. Câu 11. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi: A. Nhỏ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. B. Lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. C. Nhỏ hơn vùng nhìn thấy của gương cầu lõm có cùng kích thước. D. Bằng vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. Câu 12. Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: A. là ảnh ảo bằng vật. B. là ảnh ảo lớn hơn vật. C. là ảnh thật lớn hơn vật. D. là ảnh thật bằng vật. Câu 13. Hai viên phấn giống hệt nhau, viên thứ nhất đặt trước gương phẳng, viên thứ hai đặt trước gương cầu lồi. Quan sát hai ảnh và tìm từ thích hợp điền vào chổ trống. Ảnh tạo bởi gương cầu lồi ……………… ảnh tạo bởi gương phẳng. A. lớn hơn. B. cao hơn. C. nhỏ hơn. D. có kích thước khác với. Câu 14. Trong giao thông giao thông, để giảm các vụ tai nạn thường xảy ra tại các khúc quanh do tầm nhìn bị che khuất, người ta đặt gương gì ở bên đường? A. Gương phẳng. B. Gương cầu lồi. C. Gương cầu lõm. D. Có thể đặt bất kì loại gương nào. Câu 15. Mặt phản xạ của gương cầu lõm là: A. mặt phẳng. B. mặt ngoài của một phần mặt cầu. C. mặt cầu. D. mặt trong của một phần mặt cầu. Câu 16. Đơn vị tần số dao động là gì ? A. Héc (Hz). B. Đềxiben (dB). C. Niutơn (N). C. Kílôgam (Kg). Câu 17. Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây? A. Khoảng chân không. B. Tường bêtông. C. Nước biển. D. Tầng không khí bao quanh Trái Đất. Câu 18. Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Nhiệt độ của môi trường. B. Biên độ dao động. C. Tần số dao động. D. Kích thích của vật dao động. Câu 19. Khi vật dao động chậm thì âm phát ra nghe được càng: A. To. B. Nhỏ. C. Cao. D. Thấp. Câu 20. Vật dao động như thế nào thì âm phát ra to? A. Nhanh. B. Chậm. C. Mạnh. D. Yếu. Câu 21. Sắp xếp vận tốc truyền âm theo thứ tự giảm dần: A. khí , lỏng , rắn. B. rắn , lỏng , khí. C. lỏng , rắn , khí. D. lỏng , khí , rắn. Câu 22. Âm nào dưới dây gây ô nhiễm tiếng ồn? A. Tiếng chim hót trong khu nhà ở giữa buổi trưa. B. Tiếng tập hát trong khu nhà ở giữa buổi trưa. C. Tiếng đồng hồ báo thức. D. Tiếng nước suối chảy róc rách. Câu 23. Tai người nghe được âm có tần số trong khoảng: A. 40 Hz đến 130 Hz. B. Từ 20 Hz trở xuống. C. Từ 20000 Hz trở lên . D. 20 Hz đến 20000 Hz. Câu 24. Để chơi một bản nhạc hay, người nghệ sĩ phải làm gì? A. Thay đổi tần số dao động của dây đàn theo bản nhạc. B. Thay đổi biên độ dao động của dây đàn theo bản nhạc. C. Thay đổi tần số và biên độ dao động của dây đàn theo bản nhạc. D. Không thay đổi cả tần số và biên độ dao động của dây đàn mà chỉ đánh đều tay. Trường THCS Hồ Hảo Hớn Lớp: 7... Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . …… Điểm KIỂM TRA HỌC KÌ I, 2017 – 2018 MÔN: Vật lí 7 Thời gian: 45 phút Lời phê ĐỀ 2 I. Trắc nghiệm khách quan (6 điểm, học s ...