Danh mục

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Long Mỹ, Măng Thít

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 280.89 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Long Mỹ, Măng Thít" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Long Mỹ, Măng ThítPHÒNG GD&ĐT MANG THÍT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II -NĂM HỌC 2022-2023TRƯỜNG THCS LONG MỸ MÔN GDCD – KHỐI LỚP 7 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất Câu 1: Nhân vật nào dưới đây thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy hộ mình. B. Bạn L rủ các bạn trong lớp cùng chơi cá cược bóng đá. C. Bạn S rủ các bạn cùng lớp chơi đánh bài ăn tiền. D. H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói. Câu 2. Tệ nạn xã hội nào dưới đây học sinh thường dễ mắc phải ? A. Cờ bạc, ma túy, mại dâm. B. Mại dâm, nghiện rượu bia, cờ bạc. C. Mê tín dị đoan, cờ bạc, mại dâm. D. Hút thuốc, nghiện game, đua xe. Câu 3. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần tránh hành vi nào dưới đây? A. Giữ kín và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn. B. Rời khỏi vị trí nguy hiểm. C. Kêu cứu để thu hút sự chú ý. D.Yêu cầu sự trợ giúp về mặt y tế hoặc tâm lí. Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Sống giản dị, trong sáng, lành mạnh. B. Nhận thức được tác hại của tệ nạn xã hội. C. Lo làm ăn kinh tế hơn việc giáo dục con cái. D. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội. Câu 5. Việc làm nào sau đây không phải là cách chi tiêu tiền hiệu quả? A. Chi tiêu các khoản sinh hoạt hợp lí. B. Gửi tiết kiệm một phần trong thu nhập. C. Sử dụng tiền tiết kiệm để chữa bệnh. D. Dùng toàn bộ tiền mừng tuổi để mua đồ chơi. Câu 6. Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là? A. Đánh đập. B. Quan tâm. C. Chia sẻ. D. Cảm thông. Câu 7. Biết cách quản lí tiền giúp chúng ta chủ động: A. Trong lao động. B. Làm những gì mình thích. C. Trong cuộc sống và có nhiều cơ hội phát triển. D. Tìm kiếm việc làm.Câu 8. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tệ nạn xã hội? A. Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội. B. Không phải tệ nạn xã hội nào cũng vi phạm pháp luật. C. Nam giới sẽ dính vào tệ nạn xã hội nhiều hơn nữ giới. D. Chỉ những người nghèo mới dễ lâm vào tệ nạn xã hội.Câu 9. Hành vi nào sau đây là bạo lực học đường? A. T và D đi qua nhà ông H và bắt trộm gà của nhà ông H. B. K lấy kính của L và dẫm nát kính của L. C. T lấy bút của H để dùng khi chưa hỏi ý kiến của H. D. A trong giờ kiểm tra lén nhìn bài của B.Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân chính khiến con người vướngvào tệ nạn xã hội? A. Đời sống vật chất được nâng cao. B. Bố mẹ quá nuông chiều con cái. C. Bị dụ dỗ, lôi kéo do thích thể hiện. D. Lười lao động, đua đòi, ham chơi.Câu 11. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền? A. Của thiên trả địa. B. Thắt lưng buộc bụng. C. Của chợ trả chợ. D. Còn người thì còn của.Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của bạo lực học đường? A. Sự sợ hãi của nạn nhân. B. Sự ám ảnh của nạn nhân. C. Sự nổi loạn của nạn nhân. D.Sự trầm cảm của nạn nhân.II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)Câu 1. (2.0 điểm) Em hãy nêu một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả? Theo em, quản lí tiềnhiệu quả có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?Câu 2. (2.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Nguyên nhân duy nhất dẫn đến việc học sinh vướngvào tệ nạn xã hội là do thiếu một môi trường sống lành mạnh”. Em có đồng tình với ý kiếntrên không? Vì sao?Câu 3. (3.0 điểm) Cho tình huống: Trường của C tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma tuýcho mọi người. Tuy nhiên, C lại cho rằng việc tuyên truyền phòng, chống ma tuý là tráchnhiệm của người lớn, học sinh không cần tham gia.a) Em có đồng tình với suy nghĩ của C không? Vì sao? Nếu là bạn của C, em sẽ làm thế nàođể giúp C hiểu được trách nhiệm của mình trong phòng, chống tệ nạn xã hội.b) Em hãy thiết kế một khẩu hiệu về phòng, chống tệ nạn xã hội. -HẾT-PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2022-2023TRƯỜNG THCS LONG MỸ MÔN GDCD – KHỐI LỚP 7 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của bạo lực học đường? A. Sự sợ hãi của nạn nhân. B. Sự ám ảnh của nạn nhân. C. Sự nổi loạn của nạn nhân. D.Sự trầm cảm của nạn nhân. Câu 2. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tệ nạn xã hội? A. Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội. B. Không phải tệ nạn xã hội nào cũng vi phạm pháp luật. C. Nam giới sẽ dính vào tệ nạn xã hội nhiều hơn nữ giới. D. Chỉ những người nghèo mới dễ lâm vào tệ nạn xã hội. Câu 3. Việc làm nào sau đây không phải là cách chi tiêu tiền hiệu quả? A. Chi tiêu các khoản sinh hoạt hợp lí. B. Gửi tiết kiệm một phần trong thu nhập. C. Sử dụng tiền tiết kiệm để chữa bệnh. D. Dùng toàn bộ tiền mừng tuổi để mua đồ chơi. Câu 4: Nhân vật nào dưới đây thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy hộ mình. B. Bạn L rủ các bạn trong lớp cùng chơi cá cược bóng đá. C. Bạn S rủ các bạn cùng lớp chơi đánh bài ăn tiền. D. H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói. Câu 5. Hành vi nào sau đây là bạo lực học đường? A. T và D đi qua nhà ông H và bắt trộm gà của nhà ông H. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: