Danh mục

Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, HCM (KHTN)

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 339.93 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

“Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, HCM (KHTN)" được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, HCM (KHTN) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KỲ 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2023-2024TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH Bài kiểm tra môn: Hoá học Khối 12 KHTN Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 03 trang) MÃ ĐỀ: 178Họ, tên học sinh: ……………………………………………………Lớp: …………………………. Số báo danh: ………………………Cho biết nguyên tử khối (theo đvC): H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5;K = 39; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Ba = 137.Câu 1: Chất nào sau đây khi tác dụng dung dịch H2SO4 (loãng) hoặc dung dịch NaOH đều tạo khí H2? A. Al. B. Al2O3. C. Al(OH)3. D. AlCl3.Câu 2: Kim loại sắt khử được ion kim loại trong dung dịch muối nào say đây? A. CuSO4. B. Mg(NO3)2. C. AlCl3. D. NaCl.Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai? A. Quặng pirit sắt có thành phần chính là FeS2. B. Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, dẫn nhiệt tốt. C. Hàm lượng cacbon trong thép cao hơn trong gang. D. Sắt(II) hiđroxit là chất rắn, màu trắng hơi xanh, không tan trong nước.Câu 4: Chất nào sau đây tan hoàn toàn trong dung dịch kiềm dư? A. Fe. B. MgO. C. Cu. D. Al2O3.Câu 5: Kim loại crom tác dụng với dung dịch HCl (đun nóng) thu được khí H2 và hợp chất nào sau đây? A. CrCl3. B. Cr2Cl6. C. CrCl6. D. CrCl2.Câu 6: Nung 38,52 gam Fe(OH)3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn.Giá trị của m là A. 92,8. B. 36,0. C. 28,8. D. 32,0.Câu 7: Nguyên tố crom có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây? A. K2Cr2O7. B. Cr2O3. C. Cr2S3. D. KCrO2.Câu 8: Kim loại X chiếm khoảng 5% khối lượng vỏ Trái Đất, đứng hàng thứ hai trong các kim loại (sauAl). X là A. Fe. B. Mg. C. Na. D. Cu.Câu 9: Sắt là kim loại có tính khử trung bình. Khi tác dụng với chất ….(I), sắt bị oxi hóa đến số oxi hóa+2. Với chất ….(II), sắt bị oxi hóa đến số oxi hóa +3. Cụm từ cần điền vào (I), (II) lần lượt là: A. oxi hóa mạnh, oxi hóa yếu. B. khử yếu, khử mạnh. C. khử mạnh, khử yếu. D. oxi hóa yếu, oxi hóa mạnh.Câu 10: Công thức hoá học của sắt(III) nitrat là A. FeCl2. B. FeCl3. C. Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3.Câu 11: Sắt bị nam châm hút là do A. sắt là kim loại nhẹ. B. sắt có nhiệt độ nóng chảy thấp. C. sắt có tính nhiễm từ. D. sắt dẫn điện tốt.Câu 12: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra muối FeCl3? A. FeCl2. B. Fe. C. Fe(OH)3. D. FeO.Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 2,6 gam crom cần tối đa m gam lưu huỳnh. Giá trị của m là A. 1,6. B. 2,4. C. 0,8. D. 0,4.Câu 14: Kim loại Fe tan hết trong lượng dư dung dịch nào sau đây? A. KOH. B. HCl. C. H2SO4 đặc, nguội. D. NaCl.Câu 15: Dung dịch muối sắt(II) điều chế được cần dùng ngay vì trong không khí sẽ chuyển dần thànhmuối sắt(III). Để bảo quản dung dịch muối sắt(II) này có thể cho vào kim loại nào sau đây? A. Mg. B. Fe. C. Al. D. Na.Câu 16: Kim loại Fe phản ứng với dung dịch X (loãng, dư), tạo muối Fe(III). Chất X là A. HNO3. B. Cu(NO3)2. C. HCl. D. H2SO4. Trang 1/3 - Mã đề 178Câu 17: Hòa tan hỗn hợp gồm Fe2O3 và Fe(OH)3 trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứngthu được dung dịch chứa muối nào sau đây? A. FeS2. B. FeSO4. C. Fe2(SO4)3. D. FeS.Câu 18: Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(II) sau khi kết thúc phản ứng? A. Đốt cháy Fe trong bình khí Cl2 dư. B. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HCl. C. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư). D. Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4.Câu 19: Crom(VI) oxit là chất rắn màu đỏ, được ứng dụng trong mạ điện, sản xuất hồng ngọc. Công thứccủa crom(VI) oxit là A. CrO. B. H2Cr2O7. C. CrO3. D. Cr2O3.Câu 20: Trong công nghiệp, quặng boxit dùng để sản xuất kim loại nhôm. Thành phần chính của quặngboxit là A. Al(OH)3.H2O. B. Al(OH)3.2H2O. C. Al2(SO4)3.H2O. D. Al2O3.2H2O.Câu 21: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)3 trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn là A. Fe2O3. B. Fe. C. Fe(NO3)2. D. FeO.Câu 22: Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch NaOH dư, thu được 13,44 lít H2 (đktc). Giá trị củam là A. 10,8. B. 5,4. C. 24,3. D. 32,4.Câu 23: Cho dung dịch FeCl3 tác dụng với dung dịch KOH tạo thành kết tủa có màu A. xanh thẫm. B. trắng xanh. C. trắng. D. nâu đỏ.Câu 24: Cho các hợp chất sau: Fe2(SO4)3, FeCl3, FeCO3, Fe(OH)3, có bao nhiêu hợp chất chứa sắt với sốoxi hóa +3? A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.Câu 25: Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng sinh ra khí SO2? A. FeCl3. B. Fe2O3. C. Fe(OH)2. D. Fe(OH)3.Câu 26: Sắt trong hợp chất nào sau đây có số oxi hóa là +2? A. Fe2(SO4)3. ...

Tài liệu được xem nhiều: