Danh mục

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An

Số trang: 2      Loại file: doc      Dung lượng: 71.00 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hãy tham khảo “Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội AnPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 THÀNH PHỐ HỘI AN MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: …/5/2024 (Đề có 02 trang) Họ và tên học sinh..............................................Lớp......................SBD..................Phòng thi............ A. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm): Chọn phương án trả lời đúng rồi ghi vào giấy làm bài: Ví dụ: 1 - A, 2 - B, … Câu 1. Loài nguyên sinh vật nào sau đây có khả năng di chuyển bằng roi bơi? A. Trùng sốt rét. B. Tảo lục. C. Trùng roi xanh. D. Trùng biến hình. Câu 2. Những loài nguyên sinh vật trong tế bào có lục lạp chứa diệp lục là A. Trùng sốt rét, trùng giày. B. Tảo lục đơn bào, tảo silic. C. Trùng sốt rét, tảo lục đơn bào . D. Trùng biến hình, tảo silic. Câu 3. Trong công nghiệp chế biến thực phẩm, loại nấm được dùng trong sản xuất bánh mì, rượu bia là A. Nấm men. B. Nấm mốc. C. Nấm linh chi. D. Nấm rơm. Câu 4. Thực vật được chia thành các ngành nào? A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín. B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín. C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm. D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết. Câu 5. Đặc điểm của thực vật có mạch là A. có thân lá rễ thật, cơ thể có mạch dẫn B. có rễ giả, thân lá có mạch dẫn C. có rễ giả, thân lá không có mạch dẫn D. có rễ thật, thân lá không có mạch dẫn. Câu 6. Đại diện nào dưới đây thuộc ngành hạt kín? A. Cây thông. B. Cây rêu. C. Cây cam. D. Cây dương xỉ. Câu 7. Ong mắt đỏ, mèo, chim sâu là những loài có vai trò gì đối với con người? A. Tiêu diệt sinh vật gây hại giúp con người bảo vệ mùa màng. B. Phục vụ nhu cầu an ninh cho con người C. Sử dụng làm đồ trang sức cho con người D. Sử dụng làm nguyên liệu phục vụ nghiên cứu khoa học. Câu 8. Loài nào sau đây là vật trung gian truyền bệnh sốt rét cho con người? A. Chuột, gián B. Muỗi Anophen C. Chấy, rận D. Một số loài ốc. Câu 9. Đơn vị của trọng lượng là A. m. B. m3. C. kg. D. N. Câu 10. Muốn biểu diễn một lực, ta cần phải biết các yếu tố nào của lực? A. Phương, chiều. B. Điểm đặt, phương, chiều. C. Điểm đặt, phương, độ lớn. D. Điểm đặt, phương, chiều, độ lớn. Câu 11. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc? A. Cầu thủ dùng chân đá vào quả bóng. B. Tay ta cầm một cuốn sách. C. Nam châm hút viên bi sắt. D. Dùng búa đóng đinh ngập vào tường. Câu 12. Động năng của vật là dạng năng lượng do vật A. có nhiệt độ cao. B. bị biến dạng. C. chuyển động. D. có độ cao so với mặt đất. Câu 13. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng? A. Năng lượng tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác. Trang 1 /2 B. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạngkhác hoặc truyền từ vật này sang vật khác. C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạngkhác. D. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi và truyền từ vật này sang vật khác.Câu 14. Năng lượng của vật ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tác dụng lực của vật đó? A. Năng lượng càng nhỏ thì tác dụng lực càng mạnh. B. Năng lượng càng lớn thì tác dụng lực càng mạnh. C. Năng lượng càng lớn thì tác dụng lực càng yếu. D. Năng lượng và khả năng tác dụng lực không có mối liên quan nào với nhau.Câu 15. Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng A. nhiệt năng. B. quang năng. C. động năng. D. điện năng.Câu 16. Dạng năng lượng nào sau đây không phải là năng lượng tái tạo? A. Năng lượng sinh khối. B. Năng lượng khí tự nhiên. C. Năng lượng Mặt Trời. D. Năng lượng gió.B. TỰ LUẬN: ( 6,0 điểm)Câu 17. (2,0 điểm) a. Có các nhóm động vật nào? Đặc điểm cơ bản để phân biệt các nhóm động vật là gì? Mỗinhóm có những đại diện nào, cho ví dụ ? b. Cho các loài sinh vật sau: Cỏ, thỏ, rắn, đại bàng, vi sinh vật phân giải. Hãy viết 01 chuỗi thức ăn với tên các sinh vật cho sẵn nêu trên.Câu 18. (1,0 điểm)Những tác hại do suy giảm đa dạng sinh học từ việc phá rừng có thể gây ra? Em hãy đề xuấtmột vài biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.Câu 19. (1,5 điểm) a. Lực ma sát là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc? Vì sao? b. Lực ma sát vừa có lợi vừa có hại, hãy lấy 2 ví dụ về lực ma sát có lợi và 2 ví dụ về lực masát có hại.Câu 20. (1,5 điểm)Một lò xo có chiều dài tự nhiên 12cm được treo thẳng đứng, đầu dưới của lò xo có gắn quảnặng 50g. Khi quả nặng nằm cân bằng thì lò xo có chiều dài 15cm. a. Tính độ dãn của lò xo khi đó. b. Cho rằng độ dãn của lò xo tỉ lệ với khối lượng vật treo vào. Khi treo quả nặng có khối lượng 100g vào lò xo thì chiều dài của lò xo lú ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: