Danh mục

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 403.17 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTNT THCS & THPT NĂM HỌC 2023 - 2024 NƯỚC OA MÔN: LỊCH SỬ 12 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có 5 trang) (không kể thời gian phát đề)Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 122Câu 1. Mĩ buộc phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam sau thất bại của A. Trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972. B. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. C. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972. D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.Câu 2. Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, nhiệm vụ cấp thiết của cách mạng Việt Nam là A. ổn định phát triển kinh tế, xã hội. B. mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước. C. thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. D. khắc phục hậu quả chiến tranh.Câu 3. Thành phần lực lượng chính của chiến lược chiến tranh cục bộ? A. Quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ, quân đội Sài Gòn. B. Quân Mĩ, quân đội Sài Gòn, quân các nước Đông Nam Á. C. Quân Sài Gòn, quân đồng minh của Mĩ. D. Quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ.Câu 4. Các chiến lược chiến trah Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam (1954 – 1975) đều A. có sự tham gia của quân viễn chinh Mĩ và đồng minh. B. dùng thủ đoạn “tìm diệt” và “bình định”. C. dùng chính sách bình định nhằm chiếm đất, giành dân. D. mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn Đông Dương.Câu 5. Yếu tố quyết định tạo nên đặc điểm độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam trong thời kì 1954 –1975 là A. Âm mưu, hành động phá hoại Hiệp định Giơ ne vơ của Mĩ và tay sai. B. Mĩ chuyển trọng tâm “chiến lược toàn cầu” sang Việt Nam. C. Ý chí chống Mĩ và tay sai của nhân dân miền Nam Việt Nam. D. Quyết tâm thống nhất của Đảng Lao động Việt Nam và nhân dân Việt Nam.Câu 6. Kết quả lớn nhất của phong trào Đồng Khởi (1959-1960) là A. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. B. lực lượng vũ trang hình thành và phát triển. C. phá vỡ từng mảng lớn bộ máy chính quyền của địch ở nông thôn. D. nông thôn miền Nam được giải phóng.Câu 7. Thắng lợi của quân và dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”(1961-1965) chứng tỏ A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. B. sự phát triển của cách mạng miền Nam. C. sự lớn mạnh của cách mạng miền Nam. D. vai trò to lớn của hậu phương miền Bắc.Câu 8. Điểm giống nhau giữa chiến dịch Điên Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là A. cuộc tiến công của lực lượng vũ trang và đấu tranh ngoại giao. B. những thắng lợi có ý nghĩa quyết định kết thúc cuộc kháng chiến. C. cuộc tiến công của lực lượng vũ trang. D. buộc kẻ thù phải ký hiệp định kết thúc chiến tranh.Câu 9. Chiến dịch Tây Nguyên (3-1975) thắng lợi có ý nghĩa chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứunước sang giai đoạn mới A. giải phóng Tây Nguyên, phát triển tổng tiến công chiến lược. B. đẩy quân đội Sài Gòn vào thế tuyệt vọng, chống cự yếu ớt. C. chuyển từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công. D. tạo điều kiện thuận lợi ta mở chiến dịch Hồ Chí Minh.Mã đề 122 - Trang 1/5Câu 10. Hình thức phát triển của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước(1954 – 1975) là A. từ đấu tranh chính trị phát triển lên khởi nghĩa từng phần rồi chiến tranh cách mạng. B. kết hợp khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ đến tổng khởi nghĩa. C. Chủ động tiến công bao vây địch rồi tiến hành phản công và tiến công chiến lược. D. từ tiến công chính trị của quần chúng nhân dân đến nổi dậy của lực lượng vũ trang.Câu 11. Đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là A. đất nước tạm thời bị chia cắt thành 2 miền. B. miền Bắc tiến hành khôi phục kinh tế. C. Mĩ thiết lập chính quyền tay sai ở miền Nam. D. miền Nam trở thành thuộc địa của Mĩ.Câu 12. Thất bại trong chiến lược chiến tranh nào, buộc Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phánvới ta ở hội nghị Pa ri? A. Chiến tranh cục bộ. B. Việt Nam hóa chiến tranh. C. Chiến tranh đặc biệt. D. Chiến tranh đơn phương.Câu 13. Một trong những ý nghĩa của việt kí Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lạihòa bình ở Việt Nam là A. là mốc đánh dấu cách mạng miền Nam đã hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho ngụy nhào”. B. kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta ở hai miền. C. buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam. D. đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta.Câu 14. Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của quốc hội khóa VI (1976) A. Thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam. B. Quyết định lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. C. chủ trương biện pháp, thống nhất đất nước về mặt nhà nước. D. Quyết định Thủ đô là Hà Nội, quyết định quốc kì, quốc ca.Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phải ý nghĩa của phong trào “ĐồngKhởi” (1959-1960)? A. Buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh. B. Chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. C. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ. D. Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.Câu 16. Thắng lợi của quân dân Việt Nam có ý nghĩa quyết định buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari vềchấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam? A. Trận “Điện Biên Phủ trên không”. B. Trận Điện Biên Phủ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: