Danh mục

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 267.48 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT VÕ CHÍ CÔNG MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút (Không kể thời gain giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 3 trang)Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 621Câu 1: Thắng lợi nào sau đây của quân dân miền Nam Việt Nam đưa cuộc kháng chiến chống Mĩcứu nước của nhân dân ta sang giai đoạn vừa đánh, vừa đàm? A. Đồng khởi (1959-1960). B. Hiệp định Pari năm 1973. C. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.Câu 2: Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới (tháng 12-1986) trong tình hình quốc tế đangcó chuyển biến nào sau đây? A. Xu thế cải cách, mở cửa đang diễn ra mạnh mẽ. B. Liên Xô và Mĩ đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. C. Xu hướng hòa hoãn Đông-Tây bắt đầu xuất hiện. D. Tác động cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới.Câu 3: Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), về kinh tế, Đảng Cộng sản Việt Namchủ trương A. thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương. B. đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc. C. xây dựng nền kinh tế quốc dân. D. xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.Câu 4: Ý nghiã lớn nhất của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 ở miền Nam ViệtNam là gì? A. Buộc Mĩ phải tuyên bố phi Mĩ hóa chiến tranh xâm lược. B. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” hoàn toàn bị phá sản. C. Mĩ phải đến Hội nghị Pari để đàm phán và ký kết với ta. D. Làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mĩ.Câu 5: Nhiệm vụ nào sau đây được nhân dân Việt Nam thực hiện trong những năm 1975-1979? A. Chống phát xít Đức xâm lược. B. Lập chính quyền Xô viết Nghệ-Tĩnh. C. Xây dựng khu giải phóng Việt Bắc. D. Đấu tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc.Câu 6: Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) và cuộc vận động giải phóng dân tộc(1939-1945) ở Việt Nam có điểm giống nhau nào sau đây? A. Là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. B. Nằm trong tiến trình cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. C. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa hậu phương và tiền tuyến. D. Từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên chiến tranh cách mạng.Câu 7: Trong những năm 1975-1979, quân dân Việt Nam đấu tranh chống kẻ thù nào để bảo vệbiên giới Tây Nam? A. Chủ nghĩa phát xít Đức. B. Tập đoàn “Khơme đỏ”. C. Quân phiệt Nhật Bản. D. Trung Hoa Dân quốc.Câu 8: Thắng lợi của phong trào Đồng khởi (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam đã A. buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài ở Đông Dương. B. đánh dấu một bước phát triển của phong trào cách mạng. C. đánh dấu cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi hoàn toàn. D. làm thất bại âm mưu cuộc tiến công của Pháp lên Việt Bắc.Câu 9: Trong giai đoạn 1969-1973, Mĩ có hành động nào sau đây ở Việt Nam? A. Thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. B. Lôi kéo tất cả các nước châu Phi tham chiến. C. Lôi kéo tất cả các nước châu Á tham chiến. Trang 1/3 - Mã đề 621 D. Vận động các nước Đông Âu tham chiến.Câu 10: Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975-1976) đã A. là điều kiện trực tiếp để Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN. B. tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam chính thức gia nhập WTO. C. đánh dấu việc hoàn thành thống nhất trên tất cả các lĩnh vực. D. tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh của đất nước.Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình Việt Nam trong thời kì 1954-1975? A. Miền Nam chưa được giải phóng . B. Miền Bắc đã được giải phóng. C. Đất nước bị chia cắt làm hai miền. D. Miền Nam đã được giải phóng.Câu 12: Chiến thuật cơ bản được Mĩ sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965)ở miền Nam Việt Nam là A. “tràn ngập lãnh thổ”. B. “thiết xa vận”. C. “lấn chiếm, bình định”. D. “tìm diệt, bình định”.Câu 13: Chiến thắng Đường 14 - Phước Long (1-1975) của quân dân Việt Nam đã A. buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam. B. chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công chiến lược. C. chứng tỏ sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân giải phóng. D. mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam Việt Nam.Câu 14: Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), về chính trị, Đảng Cộng sản ViệtNam chủ trương A. chưa mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. B. duy trì cơ chế quản lí nền kinh tế bao cấp. C. duy trì cơ chế quản lý kinh tế tập trung. D. thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.Câu 15: Tháng 1/1975, quân dân Việt Nam đã giành thắng lợi trong chiến dịch nào sau đây? A. Điện Biên Phủ trên không. B. Đường 9 – Nam Lào. C. Thượng Lào xuân - hè. D. Đường 14 – Phước Long.Câu 16: Nội dung nào trong Hiệp định Pari (1973) có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cuộckháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam? A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam. B. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền. C. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh. D. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị.Câu 17: Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủtrương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng A. xã hội chủ nghĩa. B. kinh tế bao cấp. C. kinh tế tập trung. D. phân phối theo lao động.Câu 1 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: