Danh mục

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Đức Giang, Long Biên

Số trang: 18      Loại file: docx      Dung lượng: 72.25 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Đức Giang, Long Biên" để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Đức Giang, Long Biên TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 8 Năm học 2023 – 2024 Thời gian làm bài: 60 phút Đề 001A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Tô vào phiếu trả lời đáp án đúng mà em chọnPhần I. Lịch sử (2,5 điểm)Câu 1: Địa bàn chính của cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy là ở đâu? A. Vùng Bãi Sậy (Hưng Yên). B. Vùng đồng bằng sông Hồng. C. Vùng Nam Định, Thái Bình. D. Vùng căn cứ Hai Sông (Hải Dương).Câu 2: Đâu là mâu thuẫn cơ bản, bao trùm trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX? A. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản Pháp và tư sản người Việt. B. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. C. Mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân với chế độ phong kiến. D. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược.Câu 3: Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh/thành phố nào? A. Tỉnh Quảng Ninh. B. Tỉnh Kiên Giang. C. Tỉnh Khánh Hoà. D. Thành phố Hải Phòng.Câu 4: Lãnh đạo của khởi nghĩa nông dân Yên Thế là ai? A. Đề Nắm. B. Đề Thám. C. Bộ chỉ huy nghĩa quân đứng đầu là Đề Thám. D. Đề Nắm sau đó là Đề Thám.Câu 5: Điểm chung trong chiến thuật đánh địch của các cuộc khởi Bãi Sậy, Hương Khê, Ba Đình là A. đánh nhanh, thắng nhanh. B. đánh điểm, diệt viện. C. đánh du kích, bố trí trận địa phục kích. D. có giai đoạn chủ động giảng hoà với quân Pháp.Câu 6: Mục tiêu hướng tới trong hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là A. Trung Quốc. B. các nước phương Tây. C. các nước châu Âu, châu Phi và châu Mỹ. D. Nhật Bản.Câu 7: Ý nào không đúng về điểm nổi bật của khởi nghĩa Hương Khê? A. Cuộc khởi nghĩa diễn ra trong thời gian dài, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại B. Nghĩa quân được tổ chức tương đối quy củ, huấn luyện chu đáo. C. Tham gia nghĩa quân chủ yếu là đồng bào các dân tộc Mường, Thái,... D. Nghĩa quân đã chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp.Câu 8: Thành phố đảo duy nhất ở nước ta là A. Phú Quốc. B. Côn Đảo. C. Vân Đồn. D. Lý Sơn.Câu 9: Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta đầu tiên ở địa phương nào? A. Thuận An (Huế). B. Đà Nẵng. C. Gia Định. D. Hà Nội.Câu 10: Phong trào Đông du được khởi xướng và tổ chức bởi A. Phan Bội Châu và Hội Duy tân. B. Huỳnh Thúc Kháng. C. Phan Châu Trinh. D. Phan Bội Châu.Phần II. Địa lí (2,5 điểm)Câu 11: Hai phụ lưu chính của hệ thống sông Hồng là A. sông chảy và sông Mã. B. sông Mã và sông Đà. C. sông Đã và sông Lô. D. sông Lô và sông chảy.Câu 12: Sự phong phú, đa dạng của sinh vật Việt Nam không được thể hiện ở yếu tố nào sau đây? A. Chỉ có hệ sinh thái nhân tạo. B. Đa dạng về thành phần loài. C. Đa dạng về nguồn gen. D. Đa dạng về kiểu hệ sinh thái.Câu 13: Biến đổi khí hậu có tác động như thế nào đối với thủy văn của Việt Nam? A. Các yếu tố: nhiệt độ, lượng mưa có sự biến động trên cả nước. B. Gia tăng sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn. C. Nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên phạm vi cả nước. D. Tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan (mưa lớn, bão, rét đậm,…).Câu 14: Hệ sinh thái nào sau đây thuộc hệ sinh thái nhân tạo? A. Rừng mưa nhiệt đới B. Đầm phá ven biển. C. Rừng ngập mặn ven biển. D. Vùng chuyên canh.Câu 15: Đường biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam nằm ở A. ranh giới ngoài của nội thủy. B. ranh giới ngoài của lãnh hải C. ranh giới của thềm lục địa. D. ranh giới đặc quyền kinh tế.Câu 16: Hồ Hòa Bình nằm trên sông nào dưới đây? A. Sông Chảy. B. Sông Đà. C. Sông Hồng. D. Sông Mã.Câu 17: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam? A. Mở rộng phạm vi phân bố của các loài sinh vật. B. Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật. C. Suy giảm hệ sinh thái. D. Suy giảm nguồn gen.Câu 18: Để thích ứng với biến đổi khí hậu, chúng ta cần A. sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. B. sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước. C. giảm thiểu và xử lí rác thải, chất thải. D. rèn luyện các kĩ năng ứng phó với thiên tai.Câu 19: Vùng biển của Việt Nam không giáp với vùng biển của quốc gia nào dưới đây? A. Đông Ti-mo. B. Phi-lip-pin. C. Ma-lai-xi-a. D. Xin-ga-po.Câu 20: Trong các hệ sinh thái, hệ sinh thái nào sau đây ngày càng mở rộng? A. Hệ sinh thái tre nứa. B. Hệ sinh thái ngập mặn. C. Hệ sinh thái nông nghiệp. D. Hệ sinh thái nguyên sinh.B. TỰ LUẬN (5 điểm)Phần I. Lịch sử (2,5 điểm)Câu 1. (1,5 điểm)a. (1 điểm) Hãy cho biết nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX.b. (0,5 điểm) Từ sự thất bại của phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế, em có thể rút ra bài học gì chocông cuộc đấu tranh giành độc lập sau đó, cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: