Danh mục

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định, TP. Hồ Chí Minh

Số trang: 1      Loại file: pdf      Dung lượng: 415.91 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (1 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định, TP. Hồ Chí Minh’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định, TP. Hồ Chí Minh SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ II (NĂM HỌC: 2022 – 2023) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: NGỮ VĂN – Khối: 11 TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨCI. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)Đọc văn bản sau: Bạn đã bao giờ trở về nhà sau một ngày xã giao mệt mỏi, buông tay đóng sầm cánh cửa rồinhẹ nhõm thở phào? Ai cũng có thể là “nạn nhân” trong thế giới gồng mình mạnh mẽ. Thú vị thay,cách duy nhất để thoát khỏi vòng lặp độc hại này chỉ đơn giản là… đừng cố mạnh mẽ nữa. Hãy chấp nhận rằng mình cũng chỉ là con người thôi, và con người thì có quyền được hỉ - nộ- ái - ố. Khi bạn dám cởi mở đối diện với bản thân dù đẹp đẽ hay “xấu xí”, chính bạn là người cóđược sự bình thản đầu tiên bất kể người ngoài nghĩ gì. Chia sẻ từ tiến sĩ Brené Brown, đây là những điều bạn đạt được sau khi bước qua ranh giớidám tổn thương:• Trở nên “bất khả chiến bại”: Bạn không sợ bị từ chối, không ngại bị phán xét từ mọi người, bạn trở nên lăn xả, dũng cảm, và tự tin hơn khi biết mình có khả năng làm chủ mọi thứ.• Lường trước cách mình phản ứng với mọi việc: Bạn hiểu bản thân và biết cách điều chỉnh phản ứng trước mọi tác động khắc nghiệt nhất từ bên ngoài. Ví dụ như bị xúc phạm trong các cuộc tranh cãi với đồng nghiệp, vẫn biết cách cân bằng để không tự ái.• Là “bờ vai” cho chính mình dựa vào: Bạn sẵn sàng đón nhận bản thân cả những lúc tồi tệ nhất, học cách tự chữa lành và thoải mái trong chính sự không thoải mái.• Xây dựng những kết nối sâu sắc hơn với người ngoài: Khi bạn chân thành, sống thật lòng và đối xử thật tâm với người khác, họ sẽ nhận ra, cảm mến và trân quý mối quan hệ với bạn. Từ đó, họ muốn giữ bạn ở bên mình và chủ động xây dựng liên kết chặt chẽ với bạn hơn theo thời gian. (Trân Trân, Dám yếu đuối: Cách ta biến tổn thương thành mạnh mẽ phi thường, https://vietcetera.com)Thực hiện các yêu cầu:Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (1.0 điểm)Câu 2. Theo văn bản, những điều con người đạt được sau khi bước qua ranh giới dám tổn thươnglà gì? (1.0 điểm)Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về “vòng lặp độc hại” được nhắc đến trong văn bản? (1.0 điểm)Câu 4. Viết đoạn văn ngắn từ 4 – 6 dòng về một bài học mà anh/chị nhận được từ văn bản trên.(1.0 điểm)II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song, Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. Nắng xuống, trời lên sâu chót vót; Sông dài, trời rộng, bến cô liêu… (Huy Cận, Tràng giang, SGK Ngữ văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục, tr.29) -------------------- HẾT -------------------- Học sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm.

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: