Danh mục

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định, TP. Hồ Chí Minh

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 360.18 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

‘Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định, TP. Hồ Chí Minh’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi học kì 2, giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định, TP. Hồ Chí Minh SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ II (NĂM HỌC: 2022 – 2023) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: SINH HỌC – Khối: 12 TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 04 trang) MÃ ĐỀ: 431Câu 1: Một trong các điểm phân biệt giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật là A. Quần thể gồm các sinh vật khác loài ở một sinh cảnh còn quần xã gồm nhiều sinh vật cùng loài ở mộtsinh cảnh đó. B. Quần thể gồm các sinh vật cùng loài ở một sinh cảnh còn quần xã gồm nhiều quần thể cùng loài ở nhiềusinh cảnh khác nhau. C. Quần thể gồm các sinh vật cùng loài ở một sinh cảnh còn quần xã gồm nhiều quần thể khác loài ở cùngmột sinh cảnh đó. D. Quần thể gồm các sinh vật chỉ có quan hệ hỗ trợ còn trong quần xã có cả hỗ trợ và cạnh tranh.Câu 2: Khi nói về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quá trình tiến hoá của sinh giới, có bao nhiêu phátbiểu sau đây là đúng?(1) Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lạialen trội.(2) Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi.(3) Chọn lọc tự nhiên không thể đào thải hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thể.(4) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật lưỡngbội. A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.Câu 3: Môi trường sống của các loài giun kí sinh là A. môi trường nước. B. môi trường sinh vật. C. môi trường trên cạn. D. môi trường đất.Câu 4: Do các trở ngại địa lí, từ một quần thể ban đầu được chia thành nhiều quần thể cách li với nhau. Nếucác nhân tố tiến hóa làm phân hóa vốn gen của các quần thể này đến mức làm xuất hiện các cơ chế cách li sinhsản thì loài mới sẽ hình thành. Đây là quá trình hình thành loài mới bằng con đường A. cách li tập tính. B. cách li địa lí. C. lai xa và đa bội hóa. D. cách li sinh thái.Câu 5: Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lý đối với cơ thể sinh vật nhưng chưagây chết được gọi là A. khoảng thuận lợi. B. ổ sinh thái. C. giới hạn sinh thái. D. khoảng chống chịu.Câu 6: Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa là phương thức thường gặp ở A. thực vật. B. vi khuẩn. C. nấm. D. động vật.Câu 7: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp côn trùng trong rừng Cúc Phương. B. Tập hợp cây cỏ trong một ruộng lúa. C. Tập hợp cá trong Hồ Tây. D. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ.Câu 8: Trong điều kiện sống môi trường bất lợi như nguồn thức ăn khan hiếm, thời tiết khắc nghiệt . . .thường sẽ gây ra các tác động nào sau đây? A. Sức sống con non thấp, mức tử vong giảm, nhập cư tăng. B. Sức sinh sản giảm, mức tử vong giảm, xuất cư giảm. C. Sức sinh sản tăng, mức tử vong tăng, nhập cư tăng. D. Sức sinh sản giảm, mức tử vong tăng, xuất cư tăng.Câu 9: Trong tháp tuổi suy vong có đặc điểm là số lượng cá thể A. nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn các nhóm tuổi còn lại. B. nhóm tuổi trước sinh sản bằng nhóm tuổi đang sinh sản. C. nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn nhóm tuổi đang sinh sản. D. nhóm tuổi trước sinh sản bằng các nhóm tuổi còn lại.Câu 10: Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên A. kiểu gen. B. alen. C. nhiễm sắc thể. D. kiểu hình.Mã đề 431 Trang 1/4Câu 11: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn địnhtheo thời gian được gọi là A. khoảng chống chịu. B. ổ sinh thái. C. nơi ở của sinh vật. D. giới hạn sinh thái.Câu 12: Một quần thể ếch đồng có số lượng cá thể tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. Đây là kiểu biếnđộng A. không theo chu kì. B. theo chu kì mùa. C. theo chu kì tuần trăng. D. theo chu kì nhiều năm.Câu 13: Mối quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không bịhại thuộc về A. quan hệ hội sinh. B. quan hệ cạnh tranh. C. quan hệ cộng sinh. D. quan hệ kí sinh.Câu 14: Từ quần thể 2n tạo ra quần thể 4n thì quần thể 4n được xem là loài mới vì: A. Quần thể 4n giao phối với quần thể 2n cho ra con lai 3n bất thụ. B. Quần thể 4n không thể giao phối với quần thể 2n. C. Quần thể 4n có cơ quan sinh dưỡng lớn hơn quần thể 2n. D. Quần thể 4n có bộ NST khác với quần thể 2n.Câu 15: Số lượng của thỏ rừng và mèo rừng Bắc Mỹ cứ 9 – 10 năm lại biến động một lần. Đây là kiểu biếnđộng theo chu kì: A. tuần trăng. B. ngày đêm. C. nhiều năm. D. mùa.Câu 16: Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể và A. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể. B. tỉ lệ sinh sản và tử vong của quần thể. C. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể. D. diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng.Câu 17: Con lai được sinh ra từ phép lai khác loài thường bất thụ, nguyên nhân chủ yếu là do: A. Số lượng nhiễm sắc thể của hai loài không bằng nhau, gây trở ngại cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể. B. Cấu tạo cơ quan sinh sản của hai loài không phù hợp. C. Số lượng gen của hai loài không bằng nhau. D. Các nhiễm sắc thể trong tế bào không tiếp hợp với nhau khi giảm phân gây trở ngại cho sự phát sinhgiao tử.Câu 18: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cung cấp cho chọn lọc tự nhiên là A. đột biến gen. B. thường biến. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: