Danh mục

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định

Số trang: 3      Loại file: docx      Dung lượng: 37.42 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 NĂM HỌC 2022-2023TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN Môn: SINH HỌC, Lớp 12 Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian phát đề Họ và tên học sinh:…………………………………….Lớp:…………SBD:…………………………. I.TRẮC NGHIỆM : (7 điểm) Câu 1. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố: A. làm biến đổi nhanh nhất tần số tương đối của các alen về một gen nào đó B. làm biến đổi chậm nhất tần số tương đối của các alen về một gen nào đó. C. cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa D. cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa. Câu 2. Giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường là : A. sự cạnh tranh giữa các cá thể khác loài. B. sự cạnh tranh khác loài. C. sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài. D. sự cạnh tranh giữa các nhóm loài. Câu 3. Trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học chưa có sự tham gia của nguồn năng lượng nào sau đây? A. Điện năng do sự phóng điện trong khí quyển. B. Bức xạ nhiệt của mặt trời. C. Năng lượng sinh học trong ATP. D. Nhiệt năng do sự hoạt động của núi lửa. Câu 4. Trong một quần xã hồ nước ngọt, hai loài cá cùng sử dụng chung một loại thức ăn thường xảy ra mối quan hệ nào? A. Đối kháng. B. Cộng sinh. C. Hợp tác. D. Cạnh tranh. Câu 5. Trùng roi sống trong ruột mối, tiết enzime phân giải xenlulose trong thức ăn của mối thành đường để hai loài cùng sử dụng. Đây là ví dụ về mối quan hệ sinh thái nào? A. Cộng sinh. B. Kí sinh. C. Hội sinh. D. Hợp tác. Câu 6. Biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới là nội dung: A. tiến hóa nhỏ. B. tiến hóa hiện đại. C. tiến hóa lớn. D. tiến hóa theo Đacuyn. Câu 7. Quá trình hình thành 1 ao cá tự nhiên từ một hố bom là diễn thế: A. nguyên sinh. B. phân hủy. C. thứ sinh. D. liên tục. Câu 8. Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật : A. Đặc trưng về kích thước tối đa và kích thước tối thiểu. B. Thành phần loài. C. Tỉ lệ giới tính. D. Sự phân bố các cá thể trong khoảng không gian của quần thể. Câu 9. Quần thể là: A. tập hợp các cá thể trong cùng một loài, sinh sống trong các khoảng không gian khác nhau, vào các thời điểm khác nhau, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới. B. tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới C. tập hợp các cá thể trong cùng một loài, sinh sống trong các khoảng không gian khác nhau, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới. D. một nhóm các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào những thời gian khác nhau, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới. Câu 10. Cho các ví dụ sau đây: 1. cánh sâu bọ với cánh dơi. 4. ruột thừa ở người và manh tràng ở thỏ 2. chân chuột chũi và chân dế dũi 5. mang cá và mang tôm 3. tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của động vật Mã đề 821 Trang 1/3 Có bao nhiêu ví dụ đúng về cơ quan tương tự: A. 4 B. 1 C. 3 D. 2Câu 11. Loài ưu thế trong quần xã là loài có : A. Số lượng cá thể nhiều, đặc trưng cho 1 quần xã. B. Khả năng tiêu diệt các loài khác. C. Sức sống mạnh,sinh khối lớn,hoạt động mạnh. D. Số lượng cá thể nhiều,sinh khối lớn,hoạt động mạnh.Câu 12. Trong môi trường sống của cây lúa, nhân tố sinh thái nào dưới đây là nhân tố sinh thái hữusinh? A. Sâu ăn lá. B. Nhiệt độ. C. Khoáng chất. D. Ánh sáng.Câu 13. Chó rừng đi kiếm ăn thành đàn nên bắt được con trâu rừng có kích thước lớn hơn. Đây là vídụ về mối quan hệ sinh thái nào sau đây? A. Hợp tác. B. Ức chế cảm nhiễm. C. Hội sinh. D. Hỗ trợ cùngloài.Câu 14. Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? A. Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống. B. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường. C. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường. D. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.Câu 15. Bằng chứng sinh học tế bào có ý nghĩa về mặt tiến hóa?A Cho biết chiều hướng tiến hóa của các dạng tế bào ở các cơ thể khác nhau. A. Cho thấy nguồn gốc thống nhất của sinh giới. B. Cho biết tính thống nhất của sinh giới. C. Cho biết quan hệ bà con gần, xa của các loài.Câu 16. Quần thể nào sau đây của quần thể thường có kích thước (tính theo số lượng cá thể) lớn nhấtso với các quần thể còn lại? A. Kiến đỏ. B. Khỉ sóc. C. Ngựa vằn. D. Báo gấm .Câu 17. Cho các ví dụ sau:(1)Sự biến động số lượng của thỏ và mèo rừng ở Canada(2)Sự biến động cá cơm ở biển Peru do hiện tượng Elnino(3)Bò sát ,ếch nhái Việt Nam giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét(4)bộ Gặm nhấm giảm mạnh sau những trận lụt lớn ở Miền Bắc và miền Trung nước ta.(5)Biến động số lượng cá thể thỏ bị bệnh u nhầy do nhiễm virut.(6)Muỗi thường xuất hiện khi thời tiết ấm áp độ ẩm cao.Số ví dụ đúng khi nói về biến động không theo chu kì: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: