Danh mục

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu, HCM

Số trang: 37      Loại file: pdf      Dung lượng: 571.81 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 19,000 VND Tải xuống file đầy đủ (37 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu, HCM’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu, HCM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1I - NĂM HỌC 2023 – 2024 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: Sinh học – Khối 12 ,Ban : KHTN TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Ngày kiểm tra: 26/4/2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút MÃ ĐỀ: 765 (không tính thời gian phát đề) Đề thi gồm 06 trangHọ và tên thí sinh...................................................................................SBD.............................Lớp......Câu 1. Cho các thông tin ở bảng dưới đây: Bậc dinh dưỡng Năng suất sinh học Cấp 1 2,2×106 calo Cấp 2 1,1×104 calo Cấp 3 1,25×103 calo Cấp 4 0,5×102 caloHiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 so với bậc dinh dưỡng cấp 1 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 so với bậc dinh dưỡng cấp3 lần lượt là: A. 0,5% và 4%. B. 2% và 2,5%. C. 0,5% và 0,4%. D. 0,5% và 5%.Câu 2. Giữa các sinh vật cùng loài có 2 mối quan hệ nào sau đây? A. quần tụ hỗ trợ B. ức chế và hỗ trợ C. cạnh tranh và đối địch D. hỗ trợ và cạnh tranhCâu 3. Theo quan niệm hiện đại, nhân tố tiến hóa nào làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Phiêu bạt di truyền. D. Đột biến.Câu 4. Khi nghiên cứu học thuyết Darwin, cho các nội dung:(1) Thực chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.(2) Nguyên liệu chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên là biến dị cá thể.(3) Động lực của chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn.(4) Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành loài mới.(5) Có 2 loại biến dị là biến dị không xác định và biến dị cá thể.Có bao nhiêu nội dung không đúng? A. 2 B. 3 C. 1 D. 4Câu 5. Trong một khu vườn cây ăn quả (trái), nhân tố vô sinh là: A. Con bọ ngựa B. Con xén tóc C. Chiếc lá rụng D. Cây mít Câu 6. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Thực vật có hạt phát sinh ở kỉ Carbon của đại Trung Sinh. (2) Chim và thú phát sinh ở kỉ Tam Điệp của đại Trung Sinh (3) Các nhóm linh trưởng phát sinh ở kỉ Đệ tam (thứ ba) của đại Tân Sinh. (4) Bò sát cổ ngự trị ở kỉ Jura của đại Trung sinh. A. 4. B. 2 . C. 1. D. 3.Câu 7: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về tác động của 5 nhân tố tiến hóa (giao phối không ngẫu nhiên,chọn lọc tự nhiên, di – nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên, đột biến) lên quần thể?(1) Có 4 nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen của quần thể.(2) Có 3 nhân tố tiến hóa có thể làm nghèo vốn gen của quần thể.(3) Có 1 nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.(4) Có 1 nhân tố tiến hóa làm phong phú vốn gen của quần thể.(5) Có 3 nhân tố làm thay đổi thành phần kiểu gen không theo một hướng xác định. A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.Câu 8. Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa kèm đa bội hóa, phát biểu nào đúng? A. Loài mới luôn có bộ nhiễm sắc thể với số lượng lớn hơn bộ nhiễm sắc thể của loài gốc. B. Diễn ra trong thời gian rất dài, trải qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. C. Xảy ra chủ yếu ở những loài động vật có tập tính giao phối phức tạp. D. Quá trình hình thành loài mới không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên.Câu 9.Cho biết một phần của lưới thức ăn: ốc sên và châu chấu ăn lúa, chim sâu ăn châu chấu, chuột chù ăn ốc sên và châu chấu, rắnăn chuột chù và chim sâu. Rắn thuộc bậc nào? A. Bậc dinh dưỡng 2; Sinh vật tiêu thụ bậc 3. B. Bậc dinh dưỡng 3; Sinh vật tiêu thụ bậc 2. C. Bậc dinh dưỡng 3 hoặc 4; Sinh vật tiêu thụ bậc 2 hoặc 3. D. Bậc dinh dưỡng 4; Sinh vật tiêu thụ bậc 3 .Câu 10. Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sai?(1) Các đặc trưng của quần thể đều không ổn định, thay đổi theo điều kiện môi trường.(2) Tỉ lệ đực/cái của quần thể phản ánh khả năng sinh sản của quần thể.(3) Độ đa dạng về loài, loài ưu thế, loài đặc trưng, sự phân tầng, … là các đặc trưng của quần thể.(4) Khi một đặc trưng nào đó bị thay đổi thì thường sẽ ảnh hưởng đến các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: