Danh mục

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023-2024 - Trường Tiểu học Trần Thành Ngọ, Kiến An

Số trang: 4      Loại file: doc      Dung lượng: 136.00 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023-2024 - Trường Tiểu học Trần Thành Ngọ, Kiến An” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023-2024 - Trường Tiểu học Trần Thành Ngọ, Kiến AnTRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN THÀNH NGỌ BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ IIHọ và tên: .................................................. Năm học 2023 - 2024Lớp: 4A .......... MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4 (Bài kiểm tra Đọc) GV coi : ......................................... Thời gian làm bài: 35 phút Số phách: .............. Duyệt đề Điểm Nhận xét của giáo viên ............................................................................................. .............................................................................................. ............................................................................................. GV chấm: ............................................ Số phách: ..............I. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG: 3 điểm1. Kiểm tra đọc thành tiếng (2 điểm): Học sinh bắt thăm và đọc bài tập đọc trong phiếuin sẵn.2. Trả lời câu hỏi (1 điểm): Học sinh trả lời 1 - 2 câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên vềnội dung bài đọc.II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT: 7 điểm * Đọc thầm bài văn sau: BÔNG SEN TRONG GIẾNG NGỌC Mạc Đĩnh Chi người đen đủi, xấu xí. Nhà nghèo, mẹ con cậu nuôi nhau bằng nghềkiếm củi. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông minh. Bấy giờ, Chiêu quốc côngTrần Nhật Duật mở trường dạy học, Mạc Đĩnh Chi xin được vào học. Cậu học chăm chỉ,miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường. Kì thi năm ấy, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu nhưng vua thấy ông mặt mũi xấu xí, người béloắt choắt, lại là con thường dân, toan không cho đỗ. Thấy nhà vua không trọng người hiền, chỉ trọng hình thức bề ngoài, Mạc Đĩnh Chilàm bài phú “Bông sen giếng ngọc’’nhờ người dâng lên vua. Bài phú đề cao phẩm chấtcao quí khác thường của loài hoa sen, cũng để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Vuađọc bài phú thấy rất hay, quyết định lấy ông đỗ Trạng nguyên. Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ. Bằng tài năng củamình, ông đã đề cao được uy tín đất nước, khiến người nước ngoài phải nể trọng sứ thầnĐại Việt. Vua Nguyên tặng ông danh hiệu Trạng nguyên. Nhân dân ta ngưỡng mộ, tônxưng ông là: Lưỡng quốc Trạng nguyên (Trạng nguyên hai nước). (Theo Lâm Ngũ Đường) * Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhấthoặc thực hiện các yêu cầu:Câu 1 (1 điểm): a, Ngày còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi là người như thế nào? A. Là người có ngoại hình xấu xí. B. Là người rất thông minh. C. Là người có ngoại hình xấu xí nhưng tỏ ra rất thông minh. b, Vì sao lúc đầu nhà vua định không cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên? A. Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo. B. Vì Mạc Đĩnh Chi xấu xí. C. Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo và xấu xí.Câu 2 (1 điểm):a, Mạc Đĩnh Chi muốn nói điều gì qua hình ảnh “Bông sen trong giếng ngọc”? A. Hoa sen phải được trồng trong giếng ngọc thì mới thể hiện phẩm chất cao quý. B. Sen là một loài hoa thanh cao, được trồng trong giếng ngọc lại càng cao quý. C. Phải để bông sen trong giếng ngọc thì mới thấy được vẻ đẹp sang trọng của nó.b, Mạc Đĩnh Chi được gọi là “Lưỡng quốc Trạng nguyên” vì: A. Vì Mạc Đĩnh Chi là Trạng Nguyên của nước ta. B. Vì Mạc Đĩnh Chi là người học giỏi nhất. C. Vì ông được vua của hai nước phong tặng danh hiệu Trạng nguyên.Câu 3 (1 điểm): Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì?………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Câu 4 (1 điểm):a, Dấu ngoặc đơn trong câu dưới đây có tác dụng gì? Nhân dân ta ngưỡng mộ, tôn xưng ông là: Lưỡng quốc Trạng nguyên (Trạng nguyênhai nước). A. Đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm) B. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.b, Câu văn sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? “Tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót nhặt những hạt thóc còn vương lại trên mảnh sânvuông.” A. So sánh B. Nhân hóa C. Cả hai ý trênCâu 5 (1 điểm):a, Tìm 2 từ có nghĩa giống từ tài năng:.......................................................................b, Viết hoa đúng tên cơ quan tổ chức sau:- Liên Đội tiểu học Trần Thành Ngọ:.............................................................................- Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam:.................................................................................................................................................Câu 6 (1 điểm): Xác định trạng ngữ (TN), chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) trong câu sau: “ Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ.”Câu 7 (1 điểm): Đặt một câu có hình ảnh so sánh nói về cảnh quê hương...................................................................................................................................................................................................................................................................................................TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN THÀNH NGỌ BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ IIHọ và tên: .................................................. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: