Danh mục

Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Trần Đề

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 256.73 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Trần Đề” sau đây để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Trần ĐềPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS TRẦN ĐỀ CẤP HUYỆN Khoá thi ngày 20/02/2022 Môn : LỊCH SỬ Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề). Đề chính thức A. Lịch sử Việt Nam Câu 1. (3,0 điểm). Hãy nêu âm mưu, diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai của thực dân Pháp và sự chống trả quyết liệt của quân và dân ở Bắc Kì (1882). Câu 2. (4 điểm). Vì sao cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX bị thất bại. Từ thất bại đó rút ra những bài học gì? Câu 3: (6,0 điểm) Trình bày những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) từ năm 1911 đến năm 1930. Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này. B. Lịch sử Thế giới Câu 1. (4,0 điểm) Hãy nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX. Nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển thần kì trên? Câu 2: (3,0 điểm) Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới. Chính sách này đã tác động như thế nào đến tình hình nước Nga ? --- HẾT --- Họ tên thí sinh: .................................Số báo danh: ................................... Chữ ký của Giám thị 1: ....................Chữ ký của Giám thị 2:................... GỢI Ý HƯỚNG DẪN CHẤM A. Lịch sử Việt Nam Câu 1. (3,0 điểm). * Âm mưu của Pháp: (1 điểm); - Sau Hiệp ước 1874, Pháp quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kì, biến nướcta thành thuộc địa. - Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước năm 1874, tiếp tục giao thiệpvới nhà Thanh, Pháp đem quân đánh Bắc Kì lần thứ 2. * Diễn biến: (1 điểm); - Ngày 03/4/1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đã kéo ra Hà Nội khiêukhích; - Ngày 25/4/1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội làHoàng Diệu buộc phải nộp thành. Không đợi trả lời, Pháp mở cuộc tiến công vàchiếm thành Hà Nội, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt từ sáng đến trưa. Hoàng Diệuthắt cổ tự vẫn. Sau đó Pháp đánh chiếm một số nơi khác như Hòn Gai, NamĐịnh… *Sự chống trả quyết liệt của quân và dân ở Bắc Kì: (1,0 điểm); - Ở Hà Nội, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn bướctiến của quân giặc. - Tại các nơi khác, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầmchông, cạm bẫy để ngăn bước tiến của quân Pháp. - Ngày 19/5/1883, quân ta giành thắng lợi trong trận Cầu Giấy lần thứ 2,Ri-vi-e bị giết tại trận. - Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 2 làm cho quân Pháp thêm hoang mang,dao động, chúng định bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thươnglượng với Pháp với hi vọng Pháp rút quân. Câu 2. (4 điểm). Vì sao cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhândân ta từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX bị thất bại. Từ thất bại đó rút ranhững bài học gì? a). Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân bị thất bại là vì(3,0đ): - Thực dân Pháp có lực lượng quân sự, vũ khí đầy đủ mạnh hơn ta, chúngquyết tâm chiếm nước ta làm thuộc địa (0,5); - Triều đình nhà Nguyễn lại suy yếu, nội bộ mâu thuẫn, xa rời nhân dân,không có khả năng tổ chức, tập hợp đoàn kết nhân dân để cùng chống kẻ thù(0,5); - Nhà Nguyễn, bảo thủ không cải cách duy tân đất nước, làm suy yếu sứcdân, không đủ sức chống kẻ thù (0,5); - Bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến; không phát triển thành cuộc khángchiến toàn dân, toàn quốc… (0,5); - Quan quân triều Nguyễn không kiên quyết chống giặc, bị động, thủ đểhòa, có lúc ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân và cuối cùng đầuhàng (0,5); - Cuộc chiến đấu chống Pháp của nhân dân ta lại thiếu sự lãnh đạo chung,thiếu đường lối chủ trương thống nhất, diễn ra rời rạt, phân tán nhỏ, chiến thuậtlạc hậu, vũ khí thiếu, thô sơ dễ bị Pháp đánh bại (0,5). b) Những bài học rút ra từ thất bại (1,0 đ) - Tuy thất bại, nhưng không có nghĩa là kết thúc mà chỉ là tạm thời. Nhândân ta với lòng yêu nước, với truyền thống chống ngoại xâm quật cường của ôngcha, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục duy trì và phát triển (0,5); - Cuộc kháng chiến muốn thắng lợi phải cần có tổ chức, có lãnh đạo, cóđường lối đúng và biết đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của nhân dân, khaithác được những điểm yếu của giặc... (0,5). Câu 3: (6,0 điểm) Trình bày những hoạt động yêu nước của Nguyễn TấtThành (Nguyễn Ái Quốc) từ năm 1911 đến năm 1930. Phân tích vai trò củaNguyễn Ái Quố ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: