Danh mục

Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Vật lí lớp 8 năm 2015-2016 có đáp án - Phòng GD&ĐT Nam Trực

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 88.71 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 1    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 1
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Vật lí lớp 8 năm 2015-2016 có đáp án - Phòng GD&ĐT Nam Trực" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Vật lí lớp 8 năm 2015-2016 có đáp án - Phòng GD&ĐT Nam TrựcPHÒNG GD & ĐT NAM TRỰC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2015 – 2016 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Vật lí Thời gian làm bài 120 phút ( Đề thi gồm 01 trang) Bài 1: ( 4,0 điểm) Hai xe máy đồng thời xuất phát, chuyển động đều đi ngược chiều để gặp nhau, một xe đi từ thành phố A đến thành phố B và một xe đi từ thành phố B đến thành phố A. Sau khi gặp nhau tại C cách A 30km, hai xe tiếp tục hành trình của mình với vận tốc cũ. Khi đã tới nơi quy định, cả hai xe đều quay ngay trở về và gặp nhau lần thứ hai tại D cách B 36 km. Coi quãng đường AB là thẳng. Tìm khoảng cách AB và tỉ số vận tốc của hai xe. Bài 2: (4,0 điểm) Hai học sinh định dùng một tấm ván dài 2,6m kê lên một đoạn sắt tròn để chơi trò bập bênh. Học sinh A cân nặng 35kg, học sinh B cân nặng 30kg. Hỏi nếu hai em muốn ngồi xa nhau nhất để chơi một cách dễ dàng, thì đoạn sắt phải đặt cách học sinh A một khoảng bằng bao nhiêu? (Coi điểm tiếp xúc giữa mỗi học sinh và đoạn sắt tròn với tấm ván là các điểm) Bài 3: ( 4,0 điểm) Một nhiệt lượng kế khối lượng m 1 = 120g, chứa một lượng nước có khối lượng m 2 = 600g ở cùng nhiệt độ t 1 = 20 0 C. Người ta thả vào đó hỗn hợp bột nhôm và thiếc có khối lượng tổng cộng m = 180g đã được nung nóng tới 100 0 C. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ là t = 24 0 C. Tính khối lượng của nhôm và của thiếc có trong hỗn hợp. Nhiệt dung riêng của chất làm nhiệt lượng kế, của nước, của nhôm, của thiếc lần lượt là: C 1 = 460J/kg.độ, C 2 = 4200J/kg.độ, C 3 = 900J/kg.độ, C 4 = 230J/kg.độ. Bài 4: (5,0 điểm) Một quả cầu bằng thủy tinh có thể tích bằng 1dm 3, khi thả vào trong chậu nước thì 1/3 thể tích quả cầu chìm trong nước. a/ Tính trọng lượng của quả cầu. b/ Cần đổ dầu vào trong chậu nước sao cho toàn bộ quả cầu được chìm trong dầu và nước. Tính thể tích của quả cầu chìm trong dầu. c/ Sau khi đã đổ dầu vào chậu nước, cần đổ vào bên trong quả cầu một lượng cát bằng bao nhiêu để 1/2 thể tích của quả cầu chìm trong nước và phần còn lại chìm trong dầu. Biết trọng lượng riêng của nước là d 1 = 10000N/m3 và trọng lượng riêng của dầu là d2 = 6000N/m3. Bài 5: (3,0 điểm) a/ Khi đi xe đạp xuống dốc, để giảm tốc độ ta nên phanh bánh xe sau hay bánh xe trước? Tại sao? b/ Hãy xác định khối lượng riêng của một viên sỏi. Cho các dụng cụ sau: lực kế, sợi dây (khối lượng dây không đáng kể), bình có nước. Biết viên sỏi bỏ lọt và ngập trong bình nước, trọng lượng riêng của nước là d0. --------HẾT-------- HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC : 2015-2016 Môn : Vật LíBài 1 : (4,0 điểm)Câu Nội dung Điểm Gọi v1 là vận tốc của xe xuất phát từ A, v2 là vận tốc của xe xuất phát từ B, t1 là khoảng thời gian từ lúc xuất phát đến lúc gặp nhau lần 1, t2 là khoảng thời gian từ lúc gặp nhau lần 1đến lúc gặp nhau lần 2, x = AB. Gặp nhau lần 1: v1t1 = 30 , v2t1 = x − 30 1,0 v1 30 suy ra = (1) 0,5 v2 x − 30 Gặp nhau lần 2: v1t2 = ( x − 30) + 36 = x + 6 v2t2 = 30 + ( x − 36) = x − 6 1,0 v1 x + 6 suy ra = (2) 0,5 v2 x − 6 Từ (1) và (2) suy ra x = 54km. 0,5 v1 v Thay x = 54 km vào (1) ta được = 1, 25 hay 2 = 0,8 0,5 v2 v1Bài 2: (4,0 điểm)Câu Nội dung Điểm Trọng lượng của hai học sinh lần lượt là: PA = 10.mA = 10. 35 = 350N 0,5 PB = 10.mB = 10. 30 = 300N 0,5 Muốn chơi bập bênh một cách dễ dàng, thì các em phải ngồi sao cho khi chưa 0,5 nhún, cầu phải cân bằng nằm ngang. Gọi O là điểm tựa, thì các cánh tay đòn OA và OB của các trọng lực phải thoả mãn điều kiện cân bằng của đòn bẩy. OA PB 300 6 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: