Danh mục

Đề thi học sinh giỏi cấp thị xã môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Phòng GD&ĐT thị xã Vĩnh Châu

Số trang: 6      Loại file: docx      Dung lượng: 86.57 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi học sinh giỏi cấp thị xã môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Phòng GD&ĐT thị xã Vĩnh Châu” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học sinh giỏi cấp thị xã môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Phòng GD&ĐT thị xã Vĩnh ChâuPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ THỊ XÃ VĨNH CHÂU Năm học 2023-2024 Môn: Hóa học (Thời gian 150 phút, không kể thời gian phát đề) (Đề thi này có 02 trang) Câu 1: (4,5 điểm): Một hỗn hợp gồm Al, Fe, Cu được chia làm 3 phần A, B, C đều nhau. a/ - Phần A tác dụng với dung dịch NaOH dư. - Phần B tác dụng với dung dịch HCl dư. - Phần C tác dụng với dung dịch HNO3 đặc dư. Trình bày hiện tượng hoá học xảy ra? b/ Gạn lọc kết tủa ở các phần trên, thu được các dung dịch A, B, C. - Cho dung dịch HCl vào A cho đến dư - Cho dung dịch NaOH vào B cho đến dư - Cho dung dịch NaOH vào C cho đến dư Trình bày hiện tượng hoá học xảy ra? Câu 2: (3,5 điểm) a/ Giải thích vì sao đồ dùng bằng nhôm không dùng đựng dung dịch kiềm mạnh? b/ Đặt hai cốc trên đĩa cân. Rót dung dịch H 2SO4 loãng vào hai cốc, lượng axit ở hai cốc bằng nhau, cân ở vị trí thăng bằng. Cho mẫu Kẽm vào một cốc và mẫu Sắt vào cốc kia. Khối lượng của hai mẫu như nhau. Cân sẽ ở vị trí nào sau khi kết thúc phản ứng? c/ Phèn chua có công thức phân tử là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Hãy giải thích vì sao phèn chua dùng để làm trong nước đục và nước lắng lại có vị chua? Câu 3: (3 điểm) a/ Cho các nguyên liệu Fe3O4, KMnO4, HCl. Hãy viết các phương trình phản ứng điều chế FeCl3 b/ Viết phản ứng có thể để điều chế FeCl3 (6 phản ứng) Câu 4:(5 điểm) Dẫn luồng khí CO qua ống sứ đựng 34,2 gam hỗn hợp X chứa Fe 2O3, Al2O3 và MgO đến khi phản ứng hoàn toàn được chất rắn A. Hoà tan A trong dung dịch NaOH dư thấy khối lượng chất rắn B thu được bằng 65,306% khối lượng A. Hoà tan B bằng dung dịch HCl 1M vừa đủ cần x lít dung dịch HCl. Khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn có thể tích bằng 4,48 lít. a/ Viết các phương trình phản ứng. b/ Tính phần trăm khối lượng của các chất có trong X. c/ Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng. Câu 5: (4 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 3,24 gam hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ A và B khác dãy đồng đẳng và cùng loại hợp chất, trong đó A hơn B một nguyên tử cacbon, người ta chỉ thu được nước và 9,24 gam CO2. Biết tỉ khối hơi của X đối với H2 là 13,5. a/ Tìm công thức cấu tạo của A, B và tính thành phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X. b/ Từ B viết sơ đồ phản ứng điều chế CH3COOH và CH3COOCH3. (Cho: O=16, H=1, C=12, Ca=40, Ba=137, Na=23, S=32, Cl=35,5, Al = 27, Cu = 64, Mg = 24, H = 1, Fe = 56, Na = 23, Ag = 108, N = 14). ---Hết--- Thí sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học, bảng tính tan và máy tính cầm tay. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ THỊ XÃ VĨNH CHÂU NĂM HỌC 2022-2023 MÔN HÓA HỌC HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (4,5đ) a/ Khi cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư thì có bọt khi H 2 thoát ra khỏi dung dịch liên tục kim loại bị hoà tan hết là Al, còn Fe, Cu không tan. 0,75 2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2 - Khi cho B tác dụng với dung dịch HCl dư còn bọt khí H 2 thoát ra khỏi dung dịch liên tục. Kim loại bị tan hết là Fe, Al còn Cu không tan 0,75 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 Fe + 2HCl FeCl2 + H2 - Khi cho C tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc dư thì có khí màu nâu thoát ra khỏi dung dịch. Kim loại bị hoà tan hết đó là Cu, còn Al, Fe không hoà tan. 0,75 Cu + 4HNO3 Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O b/ Gạn lọc kết tủa ở các phần trên thì dung dịch A thu được chứa NaAlO 2 và NaOH dư; dung dịch B chứa: FeCl 2, AlCl3, HCl dư; dung dịch C chứa Cu(NO 3)2, HNO3 dư. - Cho dung dịch HCl vào dung dịch A xảy ra phản ứng: 0,75 HCl + NaOH NaCl + H2O Đồng thời xuất hiện kết tủa màu trắng: NaAlO2 + HCl + H2O Al(OH)3 + NaCl Đến một lúc nào đó kết tủa dần tan thu được dung dịch trong suốt khi HCl dùng dư. Al(OH)3 + 3HCl AlCl3 + 3H2O - Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch B xảy ra phản ứng 0,75 NaOH + HCl NaCl + H2O Đồng thời kết tủa trắng xuất hiện FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl AlCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl Đến một lúc nào đó kết tủa tan dần nhưng vẫn còn kết tủa trắng hơi xanh khi NaOH dùng dư (vì Fe(OH)2 có màu trắng xanh) Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O - Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch C xảy ra phản ứng 0,75 2 NaOH + HNO3 NaNO3 + H2OĐồng thời kết tủa xanh xuất hiện Cu(NO3)2 + 2NaOH Cu(OH)2 + 2NaNO3Câu 2: (3,5đ)a/ Không thể dùng đồ nhôm đựng dung dịch kiềm mạnh, chẳng hạn nước vôitrong là do: (1,5đ)+ Trước hết lớp Al2O3 bị phá huỷ vì Al2O3 là một hợp chất lưỡng tính 0,5 Al2O3 + Ca(OH)2 Ca(AlO2)2 + H2O+ Sau khi lớp Al2O3 bị hoà tan, Al phản ứng với nước mạnh 2Al + 6H2O 2Al(OH)3 + 3H2 0,5+ Sự phá huỷ Al xảy ra liên tục bởi vì Al(OH) 3sinh ra đến đâu lập tức bị hoà tanngay bởi Ca(OH)2, do Al(OH)3 là hợp chất lưỡng tính 0,5 2Al(O ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: