Danh mục

Đề thi học sinh giỏi cấp thị xã môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Phòng GD&ĐT thị xã Vĩnh Châu

Số trang: 8      Loại file: docx      Dung lượng: 33.94 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học sinh giỏi cấp thị xã môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Phòng GD&ĐT thị xã Vĩnh Châu" được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học sinh giỏi cấp thị xã môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Phòng GD&ĐT thị xã Vĩnh ChâuPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ THỊ XÃ VĨNH CHÂU Năm học 2023-2024 Môn: Lịch sử 9 (Thời gian 150 phút, không kể thời gian phát đề) (Đề thi này có 01 trang) A. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 1: (5 điểm) So sánh điểm giống và khác nhau giữa chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam? Câu 2: (5 điểm) Trong quá trình tìm đường cứu nước, năm 1920 Nguyễn Ái Quốc đã có quyết định đúng đắn. Hãy nêu và phân tích ý nghĩa của quyết định đó? Câu 3: (4 điểm) Em hãy nêu những bằng chứng lịch sử chứng minh việc nhà Nguyễn thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 4: (3 điểm) Tại sao nói: Sau chiến tranh thế giới thứ II, Liên Xô được coi là thành trì của hòa bình thế giới? Câu 5: (3 điểm) Tổ chức ASEAN hoạt động dựa trên mục tiêu nào? Trình bày mối quan hệ giữa ASEAN và Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay? --- Hết --- (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ THỊ XÃ VĨNH CHÂU NĂM HỌC 2022-2023 MÔN LỊCH SỬ HƯỚNG DẪN CHẤMCâu Đáp án Điểm Lịch sử Việt Nam So sánh điểm giống và khác nhau giữa chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam? 1 a. Điểm giống: Đều là chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mĩ nhằm xâm lược và thống trị miền Nam. 1,0 b. Điểm khác: Chiến tranh đặc biệt Chiến tranh cục Nội dung (1961 – 1965) bộ (1965 – 1968) Lực lượng chủ yếu Quân đội Sài Gòn Quân viễn chinh Mĩ Miền Nam Việt Nam 1,5 Phạm vi Miền Nam Việt Nam + đánh phá miền Bắc 1,5 Trong quá trình tìm đường cứu nước, năm 1920 Nguyễn Ái Quốc đã có quyết định đúng đắn. Hãy nêu và phân tích ý nghĩa của quyết định đó? (5 điểm)2 - Năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Người đi qua nhiều nước, nhiều châu lục, cuối cùng Người quyết định dừng chân tại Pháp. 1,0 - Tháng 7 - 1920, Người đọc được Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, trong đó khẳng định lập trường của Quốc tế Cộng sản là kiên quyết ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin theo Lê-nin, dứt khoát đứng về phía Quốc tế thứ ba. 1,0 - Tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp (12 - 1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. 1,0 => Những việc làm đó của người là một quyết định đúng đắn. Bởi vì, con đường cứu nước theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, theo Cách mạng tháng Mười là con đuờng duy nhất đúng đối với các dân tộc bị áp bức, 1,0 các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc khác, trong đó có dân tộc Việt Nam. Con đường đó phù hợp với sự phát triển của lịch sử và đưa cách mạng nước ta đi tới thắng lợi. - Đây là sự kiện có ý nghĩa to lớn đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin và đi theo con đường cách mạng vô sản. 1,0 Em hãy nêu những bằng chứng lịch sử chứng minh việc nhà Nguyễn thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. (4 điểm)3 - Năm 1816, Gia Long cho đi thuyền ra Hoàng Sa để xem xét, đo đạc, tái xác nhận chủ quyền Việt Nam đối với 2 quần đảo này. 1,0 - Thời Gia Long: Triều đình lập 2 đội Hoàng Sa và Bắc Hải với nhiệm vụ thực thi chủ quyền của Việt Nam trên cả 2 quần đảo này. 1,0 - Thời Minh Mạng, hoạt động thực thi chủ quyền tiếp tục được đẩy mạnh. Việc đo đạc kết hợp với vẽ bản đồ được quan tâm thực hiện. 1,0 - Dưới thời vua Minh Mạng, việc thực thi chủ quyền trên biển do vua trực tiếp giám sát, ông còn cho khắc những vùng biển, cửa biển quan trọng của đất nước lên Cửu đỉnh,... 1,0 Lịch Sử Thế giới Tại sao nói: Sau chiến tranh thế giới thứ II, Liên Xô được coi là thành trì của hòa bình thế giới? (3 điểm)4 Sau chiến tranh thế giới thứ II, Liên Xô được coi là thành trì của hòa bình thế giới vì: - Liên Xô chủ trương dùy trì hòa bình và an ninh thế giới 0,5 - Thực hiện chính sách chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: