Danh mục

Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học THCS năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Tiền Giang

Số trang: 4      Loại file: doc      Dung lượng: 636.50 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học THCS năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Tiền Giang’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học THCS năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Tiền GiangSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH TỈNH TIỀN GIANG TRUNG HỌC CƠ SỞ Năm học 2022-2023 Môn: SINH HỌC ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 21/3/2023 (Đề thi có 04 trang, gồm 10 câu) ________________________________________________Câu 1: Các thí nghiệm của Menđen (2,0 điểm) 1.1. Trong thí nghiệm nghiên cứu về tính trạng màu hoa, Menđen đã cho lai cáccây hoa đỏ thuần chủng với các cây hoa trắng thu được F 1. Tiếp tục cho F1 tự thụphấn thu được F2. Tiếp tục cho F2 tự thụ phấn thu được F3. Em hãy cho biết: a. Khi chưa có phép lai phân tích, Menđen làm như thế nào để xác định bố mẹthuần chủng hay không trước khi đem lai? b. Nhờ có số liệu nào mà Menđen đi đến nhận định ở F 2 có tỉ lệ là 1 hoa đỏ thuầnchủng: 2 hoa đỏ không thuần chủng: 1 hoa trắng thuần chủng? c. Menđen sử dụng phép lai kiểm nghiệm (phân tích) để chứng minh giả thuyếtphân li của ông là đúng. Trong thí nghiệm về màu hoa, Menđen đã sử dụng đời Fmấy để lai phân tích? d. Nếu đem các cây ở đời F3 giao phấn tự do, xác định tỉ lệ phân li kiểu hình ở F4? 1.2. Em hãy phát biểu nội dung quy luật phân li của Menđen. Nếu các alen củacùng một gen không có quan hệ trội - lặn hoàn toàn mà là đồng trội thì quy luật phânli của Menđen có còn đúng hay không? Giải thích.Câu 2: Nhiễm sắc thể (2,0 điểm) 2.1. Một tế bào lưỡng bội (2n = 8 NST) thực hiện quá trình phân bào nguyên phân.Giả sử tế bào đó có hàm lượng ADN là y. Em hãy xác định số lượng và trạng tháinhiễm sắc thể (NST), hàm lượng ADN trong 1 tế bào qua các kì phân bào trên. 2.2. Những hình sau là các kì của quá trình phân bào ở 1 tế bào lưỡng bội A. a. Gọi tên các kì tương ứng với các hình a, b, c, d trên. b. Khi tế bào A hoàn thành quá trình phân bào trên sẽ tạo ra các tế bào con có kiểu gen nào?Câu 3: ADN và gen (2,0 điểm) 3.1. Trong một tế bào sinh dưỡng bình thường ở sinh vật nhân thực, thấy xuất hiệnmột cấu trúc tạm thời có mạch như sau: Mạch 1: … A – T – G – X – T – A – X … Mạch 2: … U – A – X – G – A – U – G … a. Dựa vào trình tự nuclêôtit của hai mạch có thể kết luận cấu trúc tạm thời trênxuất hiện trong quá trình sinh học nào? Xảy ra ở đâu trong tế bào? Giải thích. b. Khi mạch 2 bị thay đổi cấu trúc thì mạch 1 có bị thay đổi theo không? Giải thích. 3.2. Nhiệt độ nóng chảy của ADN là nhiệt độ phá vỡ 50% số liên kết hiđrô giữa haimạch đơn của phân tử. Bảng dưới đây mô tả quá trình sử dụng nhiệt độ để tách mạchADN của hai phân tử A và B có cùng chiều dài.Môn Sinh học Ngày thi 21/3/2023 Trang 1/4 Nhiệt độ (oC) 60 65 70 75 80 85 Tỉ lệ % ADN A bị tách 10 30 50 70 80 100 Tỉ lệ % ADN B bị tách 0 0 10 50 90 100 a. Dựa vào bảng nhiệt nóng chảy của hai phân tử ADN A và ADN B, em hãy chobiết sự khác nhau về thành phần nuclêôtit giữa hai phân tử này? Giải thích. b. Từ tỉ lệ % bị tách hai mạch của ADN A và ADN B, em hãy cho biết sự phân bốcác cặp nuclêôtit trong hai phân tử này khác nhau như thế nào? Giải thích.Câu 4: Biến dị (2,0 điểm) 4.1. Cho biết trình tự nuclêôtit của một đoạn gen bình thường có cấu trúc như sau: Mạch gốc: TAX-GXT-GTA-AAT-XXX-XTA-TXX-ATT Mạch bổ sung: ATG-XGA-XAT-TTA-GGG-GAT-AGG-TAA Giả sử đột biến xảy ra ở đoạn gen trên thành 2 dạng đột biến sau: Dạng đột biến 1: thay thế cặp X – G bằng cặp T – A tại vị trí nuclêôtit số 16. Dạng đột biến 2: thay thế cặp A – T bằng cặp T – A tại vị trí nuclêôtit số 11. Sau đó đoạn gen đột biến (dạng1, 2) được phiên mã và dịch mã.Em hãy xác định: a. Trình tự ribônuclêôtit đoạnARN được phiên mã từ đoạn genđột biến (dạng 1,2). b. Trình tự axit amin trong chuỗipôlipeptit được dịch mã từ đoạnARN đột biến (dạng 1,2). Bảng 1. Mã di truyền 4.2. Ở người, xét hai cặp gen phânli độc lập trên nhiễm sắc thể thường,các gen này quy định các enzimkhác nhau cùng tham gia vào quátrình chuyển hóa các chất trong cơthể theo sơ đồ (hình 1) bên: Hình 1. Sơ đồ chuyển hóa các chất Các alen đột biến lặn a và b không tạo được các enzim A và B tương ứng, alen A và Blà các alen trội hoàn toàn. Khi chất A không được chuyển hóa thành chất B thì cơ thể bịbệnh H. Khi chất B không được chuyển hóa thành sản phẩm P thì cơ thể bị bệnh G. Khichất A được chuyển hóa hoàn toàn thành sản phẩm P thì cơ thể không bị hai bệnh trên.Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Em hãy xác định kiểu gen của người bình thườngvà người bị bệnh (H và G).Câu 5: Di truyền học người (2,0 điểm) 5.1. Hình 2 bên là ảnh chụp từ tiêu bản cố địnhbộ nhiễm sắc thể của một người bị bệnh di truyền. a. Em hãy cho biết người này là nam hay nữ; bịbệnh di truyền nào? Giải thích. b. Ngoài cách nhận biết bệnh di truyền trên quatiêu bản nhiễm sắc thể còn có thể nhận biết bệnhnày bằng cách nào khác? Hình 2. Bộ NST người bị bệnhMôn Sinh học Ngày thi 21/3/2023 Trang 2/4 5.2. Cho các hội chứng, bệnh sau: (1) bệnh Đao, (2) tật dính ngón 2-3, (3) bệnhmù màu, (4) ung thư máu. Em hãy cho biết: a. Hội chứng, bệnh nào do đột biến gen? Hội chứng, bệnh nào do đột biến nhiễmsắc thể? b. Hội chứng, bệnh nào chỉ có ở nam không có ở nữ? Giải thích. c. Để hạn chế những cặp vợ chồng sinh ra người con mắc bệnh Đao. Dựa vào kiếnthức đã học, em hãy đưa ra lời khuyên cho họ.Câu 6: Ứng dụng di truyền học (2,0 điểm) 6.1. Giả sử ở ngô (6 giống) có kiểu gen như ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: