Danh mục

Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 - Sở GD&ĐT Bình Phước

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 356.20 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn cùng tham khảo Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 - Sở GD&ĐT Bình Phước để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi và học tập môn Hóa học lớp 12. Đây còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn học sinh chủ động củng cố, nâng cao kiến thức tại nhà.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 - Sở GD&ĐT Bình Phước SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH BÌNH PHƯỚC LỚP 12 NĂM 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: HÓA HỌC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 3 trang) Ngày thi: 22/9/2019Họ và tên thí sinh:................................ Số báo danh:.................................................Giám thị 1: .......................................... Giám thị 2: ..................................................Cho nguyên tử khối của các nguyên tố:H =1; Li=7; Be = 9; C=12; N=14; O=16; F=19; Na=23; Mg=24; Al=27; Si=28; P=31;S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr = 52; Mn=55; Fe=56; Cu=64; Zn = 65; Br=80;Ag=108; Rb=85,5; I=127; Ba=137; Pb=207.Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.Câu 1. (2 điểm) 1.1. Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong nguyên tử nguyên tố X là 46, biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. a) Viết cấu hình electron của X. b) Xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn. 1.2. Cho biết cân bằng sau: 2NOCl(k)    2NO(k) + Cl2(k).  Ở nhiệt độ 25 C có các dữ kiện dưới đây: 0 Chất NOCl(k) NO(k) Cl2(k) H 0298 (kJ/mol) 51,71 90,25 - S0 (J/K.mol) 264,0 211,0 223,0 298 a) Tính ΔH 0298 , ΔS0298 , ΔG 0298 của phản ứng. b) Tính KP của phản ứng ở 298K.Câu 2. (2 điểm) 2.1. Hòa tan 0,01 mol NH3 vào nước được 1 lít dung dịch A. Độ điện li của NH3 trong nước là 4,15% (ở điều kiện đang xét). a) Tính pH của dung dịch A. b) Tính hằng số bazơ của NH3. 2.2. Cho một lượng hợp kim Ba - K vào 200 ml dung dịch X gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,1M. Kết thúc các phản ứng, thu được 0,448 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Tính giá trị m.Câu 3. (2 điểm) 3.1. Phản ứng giữa chất A với chất B được biểu diễn bằng phương trình: A + B  C Người ta đã làm 3 thí nghiệm độc lập và thu được các số liệu sau (nhiệt độ không đổi): Trang 1 Thí nghiệm Nồng độ ban đầu Thời gian phản Nồng độ cuối CA(mol/l) CB(mol/l) ứng (phút) CA(mol/l) 1 0,1000 1,0000 5 0,0975 2 0,1000 2,0000 5 0,0900 3 0,0500 1,0000 20 0,0450 Xác định bậc phản ứng riêng của A, B. 3.2. Cho a mol photphin vào một bình kín có dung tích không đổi. Nâng nhiệt độ lên 6410C, phản ứng hoá học xảy ra theo phương trình: 4PH3(k) P4(k) + 6H2(k) Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng, khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí là 21,25 g/mol và áp suất bình phản ứng là P. Tính P (biết KC = 3,73.10-4).Câu 4. (2 điểm) 4.1. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng trong các trường hợp sau: a) Cho SO3 vào dung dịch BaCl2. b) Cho đạm ure vào dung dịch nước vôi trong. c) Cho ít tinh thể muối Fe(NO3)2 vào cốc dung dịch chứa HCl. d) Cho vài giọt H2O2 vào dung dịch chứa KMnO4 và H2SO4 loãng. 4.2. Cho một thể tích không khí (chứa 20% O2 và 80% N2 về thể tích) cần thiết đi qua bột than đốt nóng, thu được hỗn hợp khí A chỉ chứa cacbon monoxit và nitơ. Trộn A với một lượng không khí gấp 2 lần lượng cần thiết để đốt cháy hết cacbon monoxit, ta được hỗn hợp khí B. Đốt cháy khí B, thu được hỗn hợp C có chứa 79,21% nitơ về thể tích (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tính hiệu suất phản ứng đốt cháy cacbon monoxit.Câu 5. (2 điểm) 5.1. Một mẫu bột mài (A) có thành phần gồm Na2CO3, Na2HPO4 và CaCO3. Cho 1,05 gam A vào 30,0 ml dung dịch HCl 1,0M, đồng thời đun nóng nhẹ hỗn hợp dung dịch cho tới khi không còn bọt khí thoát ra thu được dung dịch B. Chứng minh mẫu bột mài A tan hết trong dung dịch HCl ở trên. 5.2. Tiến hành điện phân một dung dịch chứa 160,0 gam nước và 100,0 gam Ca(NO3)2 với điện cực than chì trong 12 giờ, cường độ dòng điện là 5,0A. Khi kết thúc điện phân, khối lượng dung dịch giảm 41,9 gam. Tính lượng canxi nitrat tetrahidrat (Ca(NO3)2.4H2O) tối đa có thể hòa tan trong 100,0 gam nước ở nhiệt độ này.Câu 6. (2 điểm) 6.1. Cho các giá trị pKb sau: 4,75; 3,34; 9,4; 3,27 và các hợp chất: CH3-NH2; NH3; (CH3)2NH; C6H5NH2 (anilin). Hãy gán các giá trị pKb tương ứng với các hợp chất trên, giải thích ngắn gọn? 6.2. Viết đồng phân cấu tạo (chứa vòng benzen) của C8H10O thỏa mãn điều kiện không tác dụng với NaOH nhưng tác dụng với Na.Câu 7. (2 điểm) 7.1. Ba hợp chất hữu cơ X, Y, Z mạch hở có công thức phân tử lần lượt là: C3H6O, C3H4O và C3H4O2 có các tính chất sau: - X và Y không tác dụng với Na, khi tác dụng với H2 dư (xúc tác, t0) tạo ra cùng một sản phẩm. Trang 2 - X có đồng phân X’, khi bị oxi hóa thì X’ tạo ra Y. - Z có đồng phân Z’ cũng đơn chức như Z, khi oxi hóa Y thu được Z’. Xác định công thức cấu tạo của X, X’, Y, Z. 7.2. Thành phần chính của tinh dầu hồi là anetol (C10H12O). Cho anetol phản ứng với dung dịch KMnO4 trong nước tạo thành sản phẩm có chứa kali axetat, kali p-metoxi benzoat và MnO2. a) Viết phương trình ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: