Danh mục

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 425.54 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội giúp các em học sinh củng cố, rèn luyện và nâng cao kiến thức. Đồng thời đây còn là tài liệu tham khảo dành cho giáo viên, phục vụ công tác đánh giá, phân loại năng lực của học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤPTRƯỜNG THPT PHÙNG KHẮC KHOAN- TRƯỜNG - NĂM HỌC 2020 – 2021 THẠCH THẤT MÔN THI: LỊCH SỬ LỚP 11 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm: 01 trang Câu 1: (5,0 điểm) Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản, em hãy: a. Trình bày bối cảnh lịch sử, nội dung cơ bản và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản. b. Theo em, trong những nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị, nội dung được đánh giá là nhân tố “chìa khóa” để đưa Nhật Bản phát triển? Vì sao? Câu 2: (5,0 điểm) Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), em hãy: a. Nêu kết cục, tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai. b. Từ kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai, rút ra bài học cho công cuộc bảo vệ hòa bình trên thế giới hiện nay. Câu 3: (5,0 điểm) Vì sao năm 1917 ở nước Nga lại diễn ra hai cuộc cách mạng? Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga đã có ảnh hưởng như thế nào đến cách mạng Việt Nam? Câu 4: (5,0 điểm) Em hãy lập bảng so sánh những điểm khác nhau của Cách mạng tư sản Pháp và Cách mạng tháng Mười Nga (theo mẫu): Nội dung so sánh Cách mạng tư sản Pháp Cách mạng tháng Mười (thế kỉ XVIII) Nga (1917) Nhiệm vụ Lãnh đạo Lực lượng Xu hướng phát triển Tính chất ............ Hết ........... ( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ) Họ và tên thí sinh: ................................................Số báo danh: ............................ Họ và tên, chữ kí CBCT 1: .................................................................................. Họ và tên, chữ kí CBCT 2: .................................................................................. SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤPTRƯỜNG THPT PHÙNG KHẮC KHOAN- TRƯỜNG - NĂM HỌC 2020 – 2021 THẠCH THẤT ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ LỚP 11 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: (5,0 điểm) a. * Bối cảnh lịch sử của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản: - Về chính trị: Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân – Sôgun. (0,5đ) - Về kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã hình thành và phát triển nhanh chóng. (0,25đ) - Về xã hội: Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thể lực về kinh tế, song không có quyền lực về chính trị. Mâu thuẫn xã hội gay gắt. (0,25đ) - Các nước đế quốc, trước tiên là Mĩ, đe doạ xâm lược Nhật Bản. Nhật Bản đứng trước sự lựa chọn hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến hoặc cải duy tân đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. (0,5đ) - Cuối năm 1867 – đầu năm 1868, chế độ Mạc phủ bị sụp đổ. Thiên hoảng Minh Trị sau khi lên ngôi đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ. (0,25đ) * Nội dung cơ bản: - Về chính trị: Xóa bỏ chế độ Mạc phủ, xác lập quyền thông trị của quý tộc, tư sản; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. (0,25đ) - Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu công.. (0,25đ) - Về quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng. (0,25đ) - Về giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây. (0,25đ) *Ý nghĩa: - Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, đã xóa bỏ rào cản của chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật. (0,75đ) - Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận thuộc địa và trở thành nước tư bản hủng mạnh ở châu Á. (0,5đ) b. Trong những nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị, nội dung được đánh giá là nhân tố “chìa khóa” để đưa Nhật Bản phát triển là: Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là cuộc cải cách toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó cải cách về giáo dục được đánh giá là cải cách mạng tính chất “chìa khóa, bởi vì: (0,5đ) - Chỉ có cải cách giáo dục mới mở đường cho con người Nhật Bản đủ bản lĩnh nắm bắt được tri thức tiên tiến của phương Tây. (0,25đ) - Từ đó sẽ đưa Nhật Bản từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước tư bản hùng mạnh sau đó trở thành một nước đế quốc ở châu Á. (0,25đ)Câu 2: (5,0 điểm)a) Kết cục, tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai:* Kết cục: - Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phát xít. (0,5đ) - Đây là cuộc chiến tranh thế giới lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá năng - nề nhất trong lịch sử nhân loại. Những tổn thất do chiến tranh gây ra là vì cùng thảm khốc: hơn 70 quốc gia với 1,7 tỉ người bị cuốn vào cuộc chiến khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. Nhiều thành phố, làng mạc, nhiều cơ sở kinh tế và nhiều công trình văn hóa bị tàn phá. (0,5đ) - Thắng lợi của chiến tranh thuộc về các nước Đồng minh và nhân dân yêu chuộng hòa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: