Danh mục

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường năm 2019-2020 - Trường THPT Cẩm Thủy 3, Thanh Hóa

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 274.01 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luyện tập với Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường năm 2019-2020 - Trường THPT Cẩm Thủy 3, Thanh Hóa nhằm đánh giá sự hiểu biết và năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua các câu hỏi đề thi. Để củng cố kiến thức và rèn luyện khả năng giải đề thi chính xác, mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo đề thi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường năm 2019-2020 - Trường THPT Cẩm Thủy 3, Thanh Hóa ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNGSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3 NĂM HỌC 2019-2020 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: ĐẠI BÀNG VÀ GÀ Ngày xưa, có một ngọn núi lớn, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng. Trong tổ có bốn quả trứng lớn. Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại bàng lăn xuống và rơi vào một trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp quả trứng lớn ấy. Một ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng buồn thay chú chim nhỏ được nuôi lớn như một con gà. Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà không hơn không kém. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì đó cao xa hơn. Cho đến một ngày, trong khi đang chơi đùa trong sân, đại bàng nhìn lên trời và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao giữa bầu trời. “Ồ – đại bàng kêu lên – Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó”. Bầy gà cười ầm lên: “Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà không biết bay cao”. Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ. Mỗi lần đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó điều không thể xảy ra. Đó là điều đại bàng cuối cùng đã tin là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà. Cuối cùng, sau một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết. Trong cuộc sống cũng vậy: Nếu bạn tin rằng bạn là một người tầm thường, bạn sẽ sống một cuộc sống tầm thường vô vị, đúng như những gì mình đã tin. Vậy thì, nếu bạn đã từng mơ ước trở thành đại bàng, bạn hãy đeo đuổi ước mơ đó… và đừng sống như một con gà! (Theo http://phamngocanh.com/blog/ga-dai-bang-bai-hoc-tu-cuoc-song) Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bảnCâu 2.Đặc điểm nào phân biệt giữa những chú đại bàng và đàn gà trong câu chuyện?Câu 3.Vì sao chú đại bàng quyết định không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một congà?Câu 4. Theo anh (chị) niềm tin vào sức mạnh bản thân và ước mơ có mối quan hệ nhưthế nào?II. LÀM VĂN (14,0 điểm)Câu 1. (4,0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ củaanh (chị) về ý kiến được nêu ở phần Đọc hiểu: Hãy đeo đuổi ước mơ.Câu 2. (10,0 điểm) Về văn học trào phúng, có ý kiến cho rằng: “Đó là một khái niệm baotrùm lĩnh vực văn học của tiếng cười”(Từ điển thuật ngữ văn học, Nhiều tác giả, NXBGiáo dục, 2008)Cảm nhận của anh/chị về tiếng cười của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúccủa một tang gia (trích Số đỏ) HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THII. ĐỌC HIỂU (6 điểm)Câu 1. (1,0 điểm) Phương thức biểu đạt chính : tự sự .Câu 2. (1,5 điểm)Trong câu chuyện, những chú đại bàng và đàn gà phân biệt với nhaubởi các đặc điểm– Đại bàng:+ Loài vật biểu trưng cho sức mạnh.+ Thuộc về trời xanh và những điều kì vĩ.– Gà:+ Con vật nhỏ bé, chấp nhận số phận.+ Có ước mơ hoài bão bay cao.+ Nhưng thiếu niềm tin vào bản thân.Câu 3.(1,5 điểm) Chú đại bàng quyết định không mơ ước nữa và tiếp tục sống như mộtcon gà vì bản thân:+ Tin nó chỉ là con gà không hơn.+ Không tự tin vào sức mạnh bản thân.– Do môi trường:+ Không khuyến khích khơi dậy niềm tin.+ Áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác.Câu 4.(2 điểm)Học sinh có thể ciết thành đoạn văn 5-6 dòng, trong đó, trình bày được các nội dung-Thiếu niềm tin:+ Không có sức mạnh để thực hiện khát vọng.+ Yếu đuối trước những khó khăn thử thách. + Không thể vượt qua giới hạn bản thân. – Quá tự tin: + Ảo tưởng vào sức mạnh của bản thân. + Đặt ra mục tiêu, kì vọng lớn hơn năng lực. + Không biết lượng sức trước thử thách. II. LÀM VĂN (14,0 điểm) Câu 1 (4,0 điểm) HS tham khảo nội dung dưới đây để viết bài văn:1. Giới thiệu vấn đề (0,5 điểm) – Nếu bầu trời tượng trưng cho những ước mơ, những kế hoạch lớn và những cái nhìn bao quát nhưng toàn diện về bản thân, thì phải chăng những nỗi lo thường nhật đã kéo tầm mắt của ta xuống dưới mặt đất, để chìm trong một dòng người hối hả, để đối phó với những chướng ngại vật ngay trước mắt và rồi ta chẳng còn lúc nào để phóng tầm mắt lên thật xa trên bầu trời, để thấy những ước mơ của ta lớn đến chừng nào… Và thế là nhiều khi ta quên đi những điều thực sự quan trọng: đó chính là những ước mơ.2. Giải thích (0,5 điểm) – Ước mơ – hoài bão là những xuất phát điểm quan trọng, đây là cơ sở đầu tiên để mỗi cá nhân, tổ chức và dân tộc cất cánh. – Ai cũng có ước mơ. Có thể đó chỉ là những nhu cầu bình thường trong sinh hoạt hằng ng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: