Danh mục

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 cấp huyện năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 255.79 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn cùng tham khảo Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 cấp huyện năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Ngữ văn lớp 8.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 cấp huyện năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT Cẩm GiàngPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẨM GIÀNG NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề gồm có: 01 trang)Câu 1 (4,0 điểm) Cách nhìn Có hai xưởng sản xuất giày cùng phái người đến khảo sát thị trường ở châu Phi. Nhânviên của công ti thứ nhất sau khi đến nơi nhanh chóng báo về: “Người dân ở đây khôngcó thói quen mang giày. Ngày mai, tôi sẽ đáp máy bay về nước.” Trong khi đó, nhân viên của công ti thứ hai lại báo về một nội dung hoàn toàn khác:“Nơi đây đầy triển vọng vì chưa có ai mang giày cả. Chúng ta sẽ khai thác thị trườngnày.” Trích “Đạo lí sống đẹp” - NXB Thời đại Bài học gợi ra từ câu chuyện trên.Câu 2 (6,0 điểm) Nhà thơ Pháp Andre Chanien từng nói: “Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái timmới làm nên thi sĩ.” Qua học bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. --------- Hết --------- PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM CẨM GIÀNG ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 (HDC gồm có: 07 trang)I. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thísinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm máy móc, cần linh hoạt trong việc vận dụng đápán và thang điểm. 2. Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể khôngtrùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ, có tố chấtvăn chương... 3. Điểm toàn bài tính lẻ đến 0,25 điểm.II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂCâu Nội dung Điểm 1. 1. Yêu cầu chung 4,0 Đảm bảo thể thức bài văn; hướng về chủ đề, suy nghĩ mới mẻ, diễn đạt trôi chảy bằng ngôn ngữ của mình, giàu chất văn chương, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu cụ thể a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: 0,25 Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và giới thiệu được vấn đề nghị luận; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm nổi bật vấn đề; phần kết bài khái quát về vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. Biết bình giá, liên hệ mở rộng, lời văn giàu hình ảnh và cảm xúc. - Mức tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên. - Mức không đạt (0 điểm): Không đảm bảo thể thức bài văn. b. Xác định đúng đúng vấn đề nghị luận: Cách nhìn nhận, đánh giá 0,25 vấn đề của con người trong cuộc sống. - Mức tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên. - Mức không đạt (0 điểm): Xác định sai vấn đề, bàn luận sang vấn đề khác. c. Triển khai vấn đề nghị luận theo trình tự 3,0 Chia đối tượng nghị luận thành các khía cạnh, góc độ phù hợp; các đoạn văn được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận (trong đó phải có các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp, so sánh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. Bài làm có thể triển khai theo hướng sau: 1. Mở bài (0,5 điểm) - Giới thiệu câu chuyện và vấn đề nghị luận: Cách nhìn sự việc của con người khác nhau, người thứ nhất với cái nhìn hạn hẹp bi quan;người thứ hai có cái nhìn bao quát hơn, tích cực hơn biết nhìn vào mặtlợi thế của sự việc.2. Thân bài (2,0 điểm)2.1. Khái quát ý nghĩa câu chuyện, rút ra ý nghĩa vấn đề nghị luận- Giải thích nhan đề “Cách nhìn”: cách nhìn là sự quan sát, đánh giá,quan niệm của mỗi người về hiện tượng, sự vật, con người, cuộcsống…- Khái quát ý nghĩa của câu chuyện: câu chuyện đề cập đến hai cáchnhìn. + Nhân viên công ti thứ nhất: là cách nhìn xuất phát từ sự quan sátvội vã, lướt qua hiện tượng và vội vàng đưa ra kết luận theo cách anphận, bằng lòng chấp nhận thực tế. Cách nhìn này tiêu biểu cho sựđánh giá nông cạn, hời hợt. + Cách nhìn của nhân viên công ti thứ hai: là cách nhìn từ sự quansát kĩ lưỡng, cẩn thận và đưa ra kết luận một cách tích cực, tao ra mộtcơ hội đầu tư, một hướng phát triển. Cách nhìn này biểu tượng cho sựđánh giá sâu sắc, thấu đáo. - Bài học từ câu chuyện trên: trong cuộc sống có khi cùng một vấnđề nhưng đem đến nhiều cách đánh giá khác nhau. Có những cáchđánh giá chỉ dừng lại ở sự quan sát bên ngoài hiện tượng nhưng cũngcó những cách đánh giá độc đáo, bất ngờ đem đến niềm tin, thúc đẩyhành động hướng tới thành công.2.2. Phân tích, chứng minh về ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện + Cuộc sống muôn hình vạn trạng, cùng một sự việc xảy ra, cùngmột vấn đề nhưng mỗi người lại có cách đánh giá khác nhau, cách giảiquyết vấn đề khác nhau. + Trong cuộc sống có những cách đánh giá, nhìn nhận vấn đề đánhmất cơ hội, sự tự tin, lạc quan của con người. Cách nhìn này kìm hãmsự nỗ lực hành động vươn lên của con người. Nhưng trong cuộc sốngcũng có những cách đánh giá, nhìn nhận vấn đề tạo cơ hội, niềm tin,lạc quan của con người. Đó là cách nhìn tạo động lực giúp con ngườinỗ lực hành động để tạo ra những thành quả có ý nghĩa cho bản thânvà xã hội. + Để có được cách nhìn đúng đắn, tích cực con người cần có sựtinh nhạy, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: