Danh mục

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 684.96 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo Đề thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi cho kì thi chọn HSG cấp trường sắp tới. Chúc các bạn thi tốt!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤPTRƯỜNG THPT PHÙNG KHẮC KHOAN- TRƯỜNG - NĂM HỌC 2020 – 2021 THẠCH THẤT ĐỀ THI MÔN THI: SINH HỌC – LỚP 11 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm: 02 trang Câu 1. (3 điểm) a. (1 điểm): Dựa vào cơ chế hấp thụ nước ở thực vật, em hãy cho biết vị trí của vòng đai Caspari và nêu vai trò của nó? b. (1 điểm): Điều gì xảy ra cho sự vận chuyển nước khi có 1 bọt khí hình thành trong mạch gỗ? c. (1 điểm): Cường độ thoát hơi nước thay đổi như thế nào khi: Lộng gió; Ánh sáng mạnh (không quá gắt). Câu 2 (2 điểm) a. (1 điểm): Nhà làm vườn nhận thấy khi hoa Zinnia được cắt lúc rạng đông, một giọt nước nhỏ tụ tập ở bề mặt cắt của thân cây. Song khi hoa được cắt buổi trưa, không thấy giọt nước như vậy. Em hãy giải thích hiện tượng này? b. (1 điểm): Vào những ngày nắng nóng, tế bào lỗ khí kiểm soát tốc độ mất nước của cây như thế nào? Tại sao hiện tượng đó lại vừa có lợi, vừa có hại cho cây trồng? Câu 3. (3 điểm) a. (1 điểm): Tại sao nguyên tố vi lượng chỉ cần liều lượng ít, mà cây trồng vẫn không đạt năng suất cao nếu không cung cấp đủ nhu cầu của các nguyên tố này? Cho vài ví dụ cụ thể sự cần thiết của các nguyên tố vi lượng đó (Fe, Mn, Zn...)? b. (1 điểm): Sau 1 thời gian mưa kéo dài, người trồng lạc thấy các lá già ở cây lạc đang biến thành màu vàng. Nêu lí do tại sao? c. (1 điểm): Có ý kiến cho rằng: Khi làm tăng độ thoáng của đất có thể dẫn đến làm giảm lượng nitơ trong đất. Hãy cho biết quan điểm của em? Câu 4. (4 điểm) a. (1 điểm): Những lá cây màu đỏ có quang hợp không? Vì sao? b. (1 điểm): Tại sao giữa trưa nắng, ánh sáng dồi dào nhưng cường độ quang hợp lại giảm? c. (1 điểm): Ở thực vật C3, khi tắt ánh sáng hoặc giảm CO2 thì chất nào tăng, chất nào giảm? Giải thích? d. (1 điểm): Giải thích tại sao khi nồng độ CO2 trong dung dịch nuôi tảo tăng thì bọt khí O2 lại nổi lên nhiều hơn? Câu5. (4 điểm) 1. (1 điểm): Người ta làm 1 thí nghiệm như sau: Đặt 1 cây TV C3 và 1 cây TV C4 (kí hiệu A và B) vào một nhà kính được chiếu sáng với cường độ thích hợp, được cung cấp đầyđủ CO2 và có thể điều chỉnh nồng độ O2 từ 0 đến 21%. Tiến hành theo dõi cường độ quanghợp và kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng như sau: Hàm lượng O2 Cường độ quang hợp (mgCO2 / dm2. giờ) Cây A Cây B 21% 25 40 0% 40 40Em hãy cho biết cây A, B thuộc thực vật C3 hay C4? Giải thích? 2. (1 điểm): Cho các lọ thuỷ tinh chứa đầy nước và có nút kín, một loài thực vật thuỷsinh, một loài động vật thuỷ sinh. Hãy bố trí các thí nghiệm để có được: - Lọ sinh vật sống được lâu nhất - giải thích. - Lọ sinh vật sống ngắn nhất - giải thích. 3. (2 điểm): Khi nghiên cứu hệ số hô hấp của những hạt cây như hạt hướng dương,hạt thầu dầu, người ta nhận thấy: ở giai đoạn đầu nảy mầm, hệ số hô hấp xấp xỉ bằng 1, sauđó hệ số hô hấp giảm xuống tới 0,3- 0,4, sau đó hệ số hô hấp lại tăng lên 0,7- 0,8 hoặc gầnbằng 1. Hãy giải thích?Câu 6. (4điểm). a. (1 điểm): Sự tiêu hóa ở dạ dày diễn ra như thế nào? Thức ăn sau khi được tiêu hóaở dạ dày được chuyển xuống ruột non từng đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì? b. (1,5 điểm): Sau một bữa ăn giàu tinh bột của cơ thể, thành phần máu trước khi quagan (tại tĩnh mạch cửa gan) có gì khác với sau khi qua gan (tại tĩnh mạch gan)? Vì sao lại cósự khác nhau đó? c. (0,5 điểm): Sự trao đổi khí ở phế nang của người thực hiện theo cơ chế khuếch tánkhông cần năng lượng, nhưng vì sao hoạt động hô hấp vẫn tiêu tốn một lượng năng lượngkhá lớn của cơ thể? d. (1 điểm): Giải thích vì sao khi hít vào gắng sức, các phế nang không bị dãn nở quámức và khi thở ra hết mức thì các phế nang cũng không xẹp hoàn toàn? ............ Hết ........... ( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm )Họ và tên thí sinh: ................................................Số báo danh: ............................Họ và tên, chữ kí CBCT 1: ..................................................................................Họ và tên, chữ kí CBCT 2: .................................................................................. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: