Danh mục

Đề thi HSG lớp 9 môn Ngữ văn năm 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Lai Vung

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.91 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn học sinh tham khảo Đề thi HSG lớp 9 môn Ngữ văn năm 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Lai Vung. Để giúp bạn thêm phần tự tin trước kì kiểm tra và giúp cho các bạn củng cố kiến thức cũ đã học để đạt được điểm cao hơn nhé.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi HSG lớp 9 môn Ngữ văn năm 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Lai VungUBND HUYỆN LAI VUNGPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOKỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9NĂM HỌC 2014 – 2015ĐỀ CHÍNH THỨCMÔN THI: NGỮ VĂNThời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)Ngày thi: 07/12/2014(Đề thi gồm 01 trang)Câu 1. (8,0 điểm)ĐIỀU GÌ LÀ QUAN TRỌNG?Chuyện xảy ra tại một trường trung học cơ sở.Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câuhỏi với học sinh:- Các em có thấy gì không?Cả phòng học vang lên câu trả lời:- Đó là một vệt đen.Thầy giáo nhận xét:- Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấytrắng ư?Và thầy kết luận:- Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác màquên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay mộtcon người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờgiấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích chođời.(Nguồn internet)Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc câuchuyện trên.Câu 2. (12,0 điểm)Cảm nhận của em về chi tiết “cái bóng” trong văn bản “Chuyện người congái Nam Xương”. Trích “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ.(Ngữ Văn 9 – Tập I)--- HẾT --Họ và tên thí sinh:. ......................................... Số báo danh:. .........................Chữ ký của giám thị 1:. ..................... Chữ ký của giám thị 2:. ...........................Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOHUYỆN LAI VUNGHƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂMKỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9NĂM HỌC 2014 – 2015MÔN: NGỮ VĂNCâu 1: (8,0 điểm)1. Yêu cầu về kĩ năng:- Nắm vững cách làm bài văn nghị luận xã hội.- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ mạch lạc.- Văn phong trong sáng, giàu cảm xúc, có tính sáng tạo.- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.2. Yêu cầu về kiến thức:Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản cầnlàm rõ các nội dung chủ yếu sau đây:a. Giới thiệu vấn đề từ câu chuyện: (1,0 điểm)- Có cái nhìn về con người ở nhiều mảng.- Câu chuyện giản dị, tự nhiên nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu sắc, giàu tínhnhân văn.b. Giải thích ý nghĩa câu chuyện: (1,0 điểm)- Vệt đen dài tượng trưng cho những khuyết điểm, những lỗi lầm của conngười.- Tờ giấy trắng tượng trưng cho phẩm chất, cho những phần tốt đẹp của conngười.- Vậy điều gì là quan trọng? vệt đen dài hay tờ giấy trắng? Lời kết luận củathầy giáo đã giúp người đọc tìm được câu trả lời: Điều quan trọng trong cuộcsống chính là lối ứng xử đẹp, giàu lòng vị tha, khoan dung khi đánh giá về ngườikhác, đồng thời phải biết trân trọng những phẩm chất, những phần tốt đẹp củahọ.c. Bàn luận:(5,0 điểm)- Đừng quá chú trọng vào vết đen → Đừng cố chấp, định kiến trước lỗilầm, hạn chế của người khác vì con người không ai hoàn hảo cả. Sự vị tha,khoan dung mang lại niềm vui, sự thanh thản cho người mắc lỗi, tạo điều kiệncho họ nhận thức sai trái, sửa chửa lỗi lầm. Đồng thời, nó mang lại niềm vui chobản thân ta (học sinh phân tích ví dụ để chứng minh) (1,5 điểm)- Hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đónhững điều có ích cho đời → biết trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của mỗicá nhân, giúp cá nhân phát huy được sức mạnh vốn có. Đó cũng là cách chúng tagóp phần làm cuộc sống tốt đẹp hơn (học sinh phân tích ví dụ để chứng minh)(1,5 điểm)- Phê phán những người không biết vị tha, khoan dung, ích kỉ, cực đoan,chỉ nhìn thấy ưu điểm của mình mà xem thường năng lực của người khác. (1,0điểm)- Khẳng định ý nghĩa của lối ứng xử đẹp vừa vị tha trước lỗi lầm của ngườikhác đồng thời vừa biết trân trọng phần tốt đẹp ở họ. Điều đó làm cho mối quanhệ của con người tốt đẹp hơn, tránh những hiểu lầm đáng tiếc (học sinh phântích ví dụ để chứng minh). (1,0 điểm)d. Bài học nhận thức và hành động. (1,0 điểm)Câu chuyện giúp ta có thái độ sống tích cực và rèn luyện một lối ứng xửđầy nhân ái, nhân văn.3. Biểu điểm:- Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu câu trên, lập luận chặt chẽ, bố cục rõràng, văn viết lưu loát, rất ít lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.- Điểm 5-6: đáp ứng ở mức độ khá các yêu cầu trên, bố cục sáng rõ, xácđịnh đúng trọng tâm, có thể mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.- Điểm 3-4: Tỏ ra hiểu đề, còn lúng túng trong diễn đạt, thiếu liên hệ thựctế, chưa xác định rõ trọng tâm, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữpháp.- Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề, viết quá sơ sài, hoặc quá lanman, không hiểu đề, Sai lạc về nội dung và phương pháp.- Điểm 0: Không làm bài, lạc đề.Câu 2: (12,0 điểm)1. Yêu cầu về kĩ năng:- Học sinh phải biết cách làm bài nghị luận văn học.- Vận dụng khả năng đọc hiểu để nêu cảm nhận về chi tiết nghệ thuật trongtác phẩm.- Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả,dùng từ, ngữ pháp.2. Yêu cầu về kiến thức:Trên cơ sở nắm vững tác phẩm “Chuyện ngườ ...

Tài liệu được xem nhiều: