Danh mục

Đề thi HSG môn GDCD lớp 9 - Phòng GD&ĐT Hoài Đức

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 123.01 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 của Phòng GD&ĐT Hoài Đức giúp các bạn học sinh lớp 9 củng cố lại kiến thức môn GDVD để chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi HSG môn GDCD lớp 9 - Phòng GD&ĐT Hoài Đức PHÒNG GD&ĐT HOÀI ĐỨC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 (ĐỀ CHÍNH THỨC) NĂM HỌC 2009-2010 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN ( Thời gian làm bài 150 phút, không tính thời gian giao đề ) Câu l: (5,5 điểm). Cấu trúc môn GDCD gồm 2 chủ đề cơ bản. Em hãy nêu sự hiểu biết của mình vềcác vấn đề sau: a. Đạo đức là gì? Nêu các mối quan hệ cơ bản được thể hiện thông qua đạo đức b. Pháp luật là gì ,? Đặc điểm của pháp luật ? c. So sánh sự giống nhau của đạo đức và pháp luật (về chức năng). Sự khác nhaucủa đạo đức và pháp luật (cơ sở hình thành, hình thức thể hiện, các hình thức đảm bảothực hiện).Câu 2 : (3 điểm). Hiện nay tệ nạn xã hội đang là một vấn đề bức xúc. Em hãy cho biết : a. Tệ nạn xã hội là gì ? b. Qui định của pháp luật nước ta về phòng, chống tệ nạn xã hội ? c. Học sinh THCS có cần tham gia phòng chống tệ nạn xã hội không ? Vì sao ?Câu 3 : (5 điểm) “Cả cuộc đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tuột bậc là nước nhà được độclập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.” a. Đây là câu nói của ai ? b. Thể hiện điều gì ? c. Em học tập được họ những điều gì ? d. Liên hệ bản thân ?Câu 4 : (4,5 điểm) Để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chúng ta cần phải hợp tác quốc tế. Em hãy chobiết: a. Hợp tác là gì ? Cơ sở của sự hợp tác ? b. Vì sao trong thời đại ngày nay sự hợp tác quốc tế là một yêu cầu tất yếu ? c. Trong quá trình hợp tác quốc tế chúng ta có những thời cơ và thách thức gì ? d. Để hội nhập quốc tế bản thân em đã, đang và sẽ làm gì ? Câu 5 : (2điểm) Hoàng trót dừng tiền học phí mẹ cho để chơi điện tử. Hoàng đang lo lắng khôngbiết làm thế nào thì bà hàng nước gần nhà dụ dỗ Hoàng mang một túi nhỏ đi giao chomột người hộ bà, bà sẽ cho tiền đóng học phí và không nói gì với mẹ Hoàng. Hoàng tự nhủ : “ Làm theo lời bà hàng nước cũng được, còn hơn bị mẹ la mắng;với lại mình chỉ làm một lần thôi, không bao giờ làm như thế nữa”. Theo em, ý nghĩ của Hoàng đúng hay sai ? Nếu em là Hoàng, em sẽ làm gì ? HẾT --------------------------------------------------------------------------------------- ( Cán bộ coi thi không giải thích bất cứ điều gì )PHÒNG GD&ĐT HOÀI ĐỨC ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI LỚP NĂM HỌC 2009-2010 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Câu Nội dung cần đạt Điểm từng ýCâu a. Đạo đức và các mối quan hệ cơ bản… 0,5 điểm1 Đạo đức là những qui định, những chuẩ-n mực ứng xử của(5,5 con người với người khác, với công việc, với thiên nhiên vàđ) môi trường sống, được nhiều người ủng hộ và tự giác thực hiện. Các mối quan hệ cơ bản, ứng xử với: 0,2 điểm - Bản thân 0,2 điểm - Người khác 0,2 điểm - Công việc 0,2 điểm - Môi trường sống (Gia đình, cộng đồng, thiên nhiên. . . ) 0,2 điểm - Lý tưởng sống của dân tộc b. Pháp luật là gì ? Đặc điểm của pháp luật 0,5 điểm - Pháp luật là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. - Đặc điểm của pháp luật 0,5 điểm + Tính qui phạm phổ biến: Các qui định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội, qui định khuôn mẫu, những qui tắc xử sự chung mang tính phổ biến. 0,5 điểm + Tính xác định chặt chẽ: Các điều luật được qui định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp 0,5 điểm luật. + Tính bắt buộc (tính cưỡng chế): Pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lí theo qui định. Ghi chú: Nếu học sinh chỉ nêu được đặc điểm mà không giải thích thì được 1/2 số điểm cầu phần đặc điểm. C. So sánh đạo đức với pháp luật 0,2 điểm * Giống: 0,2 điểm + Đạo đức và pháp luật là các chuẩn mực của xã hội. + Đạo đức và pháp luật góp phần hình thành những nhân cách của con người, điều chỉnh hành vi của con người và các quan hệ xã hội. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: