Thông tin tài liệu:
Theo các chuyên gia kinh tế, khi Việt Nam gia nhập WTO các tập đoàn bán lẻ nước ngoài sẽ ồ ạt tiến vào thị trường này. Dự báo những tập đoàn bán lẻ nước ngoài này sẽ dùng hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại (franchising) để kiểm soát thị trường. Do vậy, để chống đỡ DN Việt Nam buộc phải “ra tay”
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi kết thúc môn kinh tế lượng 2006 HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM ĐỀ THI THI KINH TẾ LƯỢNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH NIÊN KHOÁ 2005-2006GV: Lê Tấn Luật 6/19/2013 1HTTP://SINHVIENNGANHANG.COMHTTP://SINHVIENNGANHANG.COM ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH NIÊN KHOÁ 2005-2006 THI KINH TẾ LƯỢNG (L1)LỚP: HCDH7.7 NGÀY: 23 - 5 -2006 THỜI GIAN LÀM BÀI: 100 PHÚT (Đã bao gồm thờigian đọc đề 10 phút)Ghi chú: Được phép sử dụng tài liệu. Phân bổ thời gian hợp lý khi làm bài.PHẦN 1 Bài báo đính kèm chỉ có tính chất tham khảo.03:43 20/05/2006 (GMT+7) Franchising - Giải pháp hội nhập?(VietNamNet) - Theo các chuyên gia kinh tế, khi Việt Nam gia nhập WTO các tập đoàn bán lẻ nước ngoàisẽ ồ ạt tiến vào thị trường này. Dự báo những tập đoàn bán lẻ nước ngoài này sẽ dùng hình thức kinhdoanh nhượng quyền thương mại (franchising) để kiểm soát thị trường. Do vậy, để chống đỡ DN ViệtNam buộc phải “ra tay” trước nhằm tăng sức mạnh và tạo nội lực cho thương hiệu.Đừng để nước tới chân...TS Lý Quý Trung, Giám đốc Tập đoàn Nam An và chủ sở hữu thương hiệu Phở 24 cho hay, sở dĩ các thươnghiệu trong ngành bán lẻ của Mỹ và các nước phát triển giàu, mạnh và khó có đối thủ cạnh tranh lại là nhờ cáchnhân rộng thương hiệu thành công qua hình thức franchising. Tại VN, hình thức kinh doanh này mới chỉ ở mứctập đi những bước đầu như đứa bé chập chững lên 3. Xét về khía cạnh nào đó thì đây là lợi thế cho ngành bán lẻVN.Theo ông Trung, thương hiệu thành công là phải tạo được cảm giác thân quen với người tiêu dùng (thời gian vàsố lượng), do vậy franchising chính là giải pháp cho DN nhân rộng số lượng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.“Cũng may là tại VN vẫn còn rất ít người biết đến các thương hiệu thế giới, nếu không rất nguy hiểm cho DNViệt Nam” - ông Trung nói. Và để tranh thủ giành lấy thị phần trước khi các nhãn hàng thức ăn nhanh “ngoại”xâm nhập thị trường VN, Phở 24 đã chủ trương dùng hình thức franchising, đến nay DN đã có 19 cửa hàng phởtại VN và 1 tại TaYa (Indonesia), trong đó có 8 cửa hàng franchising.Cũng với chủ trương phát triển mạnh bằng franchising, ngay từ đầu nhãn hàng thời trang Foci (Công ty Dệtmay Nguyên Tâm) đã xác định chỉ tập trung vào sản xuất, giao việc bán hàng cho người mua franchise. HiệnFoci đã có khoảng 40 cửa hàng trên toàn quốc. Ông Hồ Thế Sơn, Giám đốc điều hành Nguyên Tâm cho biết,cách làm này giúp công ty đỡ phải lo bán lẻ, giảm sức ép mặt bằng nhất là trong bối cảnh giá thuê mặt bằng tạicác thành phố lớn cao ngất ngưởng như tại TP.HCM và Hà Nội hiện nay. Đây còn là cách làm thương hiệu vànhân rộng mô hình kinh doanh hiệu quả. “Năm 2006 này là năm bản lề của Foci, nếu DN VN mình không lolớn mạnh được trong năm nay thì khó mà cạnh tranh lại” - anh Sơn cho biết thêm.GV: Lê Tấn Luật 6/19/2013 2HTTP://SINHVIENNGANHANG.COMHTTP://SINHVIENNGANHANG.COM Mô hình Cà phê Trung Nguyên - thương hiệu thực hiện phương thức franchising khá sớm tại VN.Tuy nhiên, không phải DN VN nào cũng chọn giải pháp franchising ngay từ đầu, nhiều DN cho đến thời điểmcận WTO như hiện nay mới bắt đầu “vắt chân lên cổ chạy”. Điều may mắn là ở VN một thương hiệu thànhcông có thể đi khắp hang cùng ngõ hẻm, ai cũng có thể mở franchise (như Cà phê Trung Nguyên hiện có tớikhoảng 1.000 quán cà phê) trong khi đó ở nước ngoài cửa hàng phải tập trung vào một khu thương mại dịch vụnào đó. Do vậy, nếu chạy nhanh thì dẫu có hơi trễ thương hiệu VN vẫn có thể bao phủ được thị trường nội địa. Mới tháng 4/06 vừa qua, Công ty Anh Khoa, DN chuyên sản xuất mặt hàng trang phục lót nam, nữ nhãn hiệuRock, Annies và ATW đã nhanh chóng giành thị trường hàng trang phục lót bằng cách mở một loạt 3 cửa hàngRock, đồng thời kêu gọi nhà đầu tư mua franchise. Bà Ngô Ngọc Hoa, Giám đốc Công ty Anh Khoa cho hay:“Từ trước đến nay DN chỉ chuyên tâm vào sản xuất và phân phối hàng cho các hệ thống siêu thị, chợ... nhưngtôi cho rằng đã đến lúc DN cần khẳng định lại tên tuổi, vị thế của mình nếu không muốn cơ mất thị trường khiVN gia nhập WTO”.Cơ hội mua các thương hiệu quốc tếBên cạnh việc chuẩn bị nội lực mạnh để cạnh tranh DN VN đang có thêm một cơ hội nữa là mua franchise cácthương hiệu quốc tế. Một quốc gia phát triển là phải có mặt nhiều thương hiệu tầm cỡ quốc tế, hiện VN vẫn cònquá ít thương hiệu danh tiếng. Do vậy trong thời gian tới, khi làn sóng WalMart, McDonald’s, SevenEleven... ồạt đổ vào VN cũng là thời điểm cất cánh của nền công nghiệp franchise tại VN.Ông Trung cho rằng, nếu như các nhà đầu tư kinh doanh các thương hiệu nổi tiếng tại VN theo kiểu độc quyềnkhu vực, như KFC chẳng hạn, nhà đầu tư ngoại mua franchise nhãn hiệu này rồi mở hệ thống nhà hàng KFC tạiVN, VN chỉ có ...