Danh mục

Đề thi khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12 năm học 2018-2019 – Trường THPT Yên Lạc 2

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 179.62 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề thi khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12 năm học 2018-2019 được biên soạn bởi Trường THPT Yên Lạc 2. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi để giúp học sinh nâng cao kiến thức và giúp giáo viên đánh giá, phân loại năng lực học sinh từ đó có những phương pháp giảng dạy phù hợp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12 năm học 2018-2019 – Trường THPT Yên Lạc 2 SỞ GD &ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI KSCL ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI KHỐI 12TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ NĂM HỌC 2018 - 2019 Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề. Đề thi gồm: 01 Trang. Câu 1 (1,0 điểm) Nêu nguyên nhân bùng nổ và nhiệm vụ các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. Câu 2 (1,0 điểm) Nêu đặc điểm của phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Việt Nam từ năm 1859 đến năm 1867. Câu 3 (1,0 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử của phong trào yêu nước Cần Vương cuối thế kỉ XIX. Câu 4 (1,0 điểm) Nêu các khuynh hướng cứu nước và những biểu hiện của nó trong phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Câu 5 (1,0 điểm) Nêu mục đích và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc. Câu 6 (1,0 điểm) Trình bày những biến đổi của khu vực Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Theo anh, chị biến đổi nào là to lớn nhất? Câu 7 (1,0 điểm) Những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 1973. Câu 8 (1,0 điểm) Vì sao mối quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991 lại có xu hướng chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại? Câu 9 (1,0 điểm) Tại sao nói trong thời đại ngày nay, “khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”? Theo anh, chị thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng Khoa học – Công nghệ? Câu 10 (1,0 điểm) Nêu tác động tích cực của cuộc cách mạng Khoa học – Công nghệ đối với sản xuất và đời sống con người. Bằng hiết của mình, anh chị cho biết thế nào là cuộc “cách mạng công nghiệp 4.0”? ………………………… Hết ……………………… VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí SỞ GD &ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI KSCL ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI KHỐI 12TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ NĂM HỌC 2018 - 2019 Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề. Đáp án gồm: 03 Trang. ĐÁP ÁN Câu Nội dung Điểm 1 Nêu nguyên nhân bùng nổ và nhiệm vụ các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ 1,0 XVI đến thế kỉ XIX. 1. Nguyên nhân: 0,25 - Nguyên nhân sâu xa: do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến ngày càng sâu sắc… - Nguyên nhân trực tiếp: có nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy thuộc vào hoàn 0,25 cảnh lịch sử mỗi nước… 2.Nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản: nhằm lật đổ chế độ phong kiến (và 0,5 thực dân) để giành chính quyền về tay giai cấp tư sản (hoặc đồng thời giành độc lập, thống nhất đất nước), thiết lập nền chuyên chính tư sản, mở đường cho sự phát triển CNTB. 2 Nêu đặc điểm của phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Việt Nam 1,0 từ năm 1859 đến năm 1867. - Phong trào kháng chiến của nhân dân các tỉnh Nam Kì được dấy lên từ miền 0,25 Đông rồi nhanh chóng lan rộng ra toàn miền. - Phong trào diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt, thu hết đông đảo quần chúng nhân dân 0,25 tham gia với các hình thức đấu tranh phong phú như: tị địa, dùng văn thơ châm biếm… song chủ yếu là đấu tranh vũ trang. - Các cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại do so sánh lực lượng chênh lệch. Tuy nhiên, 0,25 phong trào chỉ tạm thời lắng xuống chứ không chấm dứt. Phong trào phát triển làm cho thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn trong việc cai trị. - Phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, 0,25 ý chí bất khuất chống giặc ngoại xâm. 3 Trình bày ý nghĩa lịch sử của phong trào yêu nước Cần Vương cuối thế kỉ 1,0 XIX. - Thể hiện tinh thần yêu nước đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, là nguồn cổ vũ 0,25 động viên đối với các trào lưu đấu tranh mới ra đời. Đó là phong trong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. - Gây cho Pháp nhiều khó khăn, thiệt hại. Phong trào Cần Vương kết thúc đánh 0,25 dấu thực dân Pháp thực hiện xong quá trình bình định bắt đầu bước vào thời kì khai thác thuộc địa. - Sự thất bại của phong trào Cần Vương đánh dấu sự chấm dứt hoàn toàn của 0,25 phong trào yêu nước đứng trên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: