Danh mục

Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Tiên Du số 1

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.02 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (32 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Tiên Du số 1” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Tiên Du số 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 LẦN 1 TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 NĂM HỌC 2022-2023 Ngày thi 30/10/2022 Môn thi: Lịch sử Thời gian làm bài 50’ (Không kể thời gian giao đề) (Đề có 40 câu trắc nghiệm) Họ và tên....................................................SBD ........................STT............. Mã đề thi: 201Phần trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi:Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân châu Phi phải thực hiện nhiệm vụ nào dưới đây? A. Đánh đổ chế độ thực dân cũ, giành độc lập. B. Khắc phục nghèo đói, xây dựng nền kinh tế tự chủ. C. Đánh đổ chế độ thực dân mới, bảo vệ độc lập. D. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.Câu 2. Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực là nhờ tiến hành cuộc A. cách mạng chất xám. B. cách mạng công nghiệp. C. cách mạng xanh. D. cách mạng trắng.Câu 3. Nội dung nào dưới đây phản ánh Không đúng về biến đổi của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thếgiới thứ hai đến năm 2000? A. Các nước thực dân quay trở lại xâm lược. B. Tất cả các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập. C. Các nước Đông Nam Á đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế to lớn. D. Tất các nước Đông Nam Á đều gia nhập tổ chức ASEAN.Câu 4. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu chấm dứt cuộc “Chiến tranh lạnh” giữa 2 cực, 2 phe kéo dài hơn 40 nămsau chiến tranh thế giới thứ 2? A. Cuộc gặp không chính thức giữa M.Góocbachốp và G. Busơ (1989). B. Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kí kết (1972). C. Liên Xô và Mĩ kí Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (1972). D. Định ước Henxinki được kí kết (1975).Câu 5. Giai đoạn 1991 – 2000, chính sách đối ngoại của Liên bang Nga chủ trương ngả về phương Tây nhằmmục đích gì? A. Hy vọng nhận được sự hỗ trợ về quân sự từ phương Tây. B. Hy vọng nhận được sự viện trợ về kinh tế từ phương Tây. C. Thể hiện quyết tâm đi theo chủ nghĩa tư bản theo mô hình phương Tây. D. Hy vọng nhận được sự hỗ trợ về khoa học kĩ thuật từ phương Tây.Câu 6. Việc thực dân Anh đưa ra phương án Maobáttơn ở Ấn Độ năm 1947 chứng tỏ A. cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ đã giành thắng lợi hoàn toàn. B. thực dân Anh đã chấm dứt việc cai trị và bóc lột Ấn Độ. C. thực dân Anh đã phải nhượng bộ trước áp lực đấu tranh của nhân dân Ấn Độ. D. sự thay đổi hoàn toàn phương án cai trị của thực dân Anh nhằm xoa dịu mâu thuẫn dân tộc.Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu trong “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ thực hiện sau chiếntranh thế giới thứ 2? A. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. B. Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh của Mĩ. C. Ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ các nước XHCN. D. Tấn công tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố quốc tế.Câu 8. Tháng 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là biểu hiện của xu thếnào? A. Liên kết khu vực. B. Toàn cầu hóa. C. Hòa hoãn Đông - Tây. D. Đa cực, nhiều trung tâm.Câu 9. Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô trở thành A. cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới. B. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. C. cường quốc công nghiệp đứng đầu thế giới. D. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.Câu 10. Tổ chức Liên hợp quốc chính thức tuyên bố thành lập tại Hội nghị A. XanPhranxixcô (Mĩ). B. Pốtxđam (Đức). C. Ianta (Liên Xô). D. Tê-hê-ran( I-Ran).Câu 11. Trong cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại (từ những năm 40 của thế kỉ XX), khoa học trở thànhlực lượng sản xuất trực tiếp vì Mã đề 201 Lịch Sử Trang 1 / 4 A. kỹ thuật đi trước mở đường cho khoa học. B. các nhà khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. C. mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. D. sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học công nghệ.Câu 12. Trong giai đoạn 1950 -1973, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập đánh dấu A. sự thức tỉnh của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ –la-tinh. B. thời kì “tái thực dân hóa” trên toàn thế giới. C. sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân. D. thời kì “phi thực dân hóa” trên toàn thế giới.Câu 13. Từ những năm 40 của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại được khởi đầu từ quốcgia nào? A. Anh. B. Pháp. C. Liên Xô. D. Mỹ.Câu 14. Vì sao trong những năm 70 của thế kỷ XX, Mĩ thực hiện sách lược hoà hoãn với Liên xô và TrungQuốc? A. Nhằm khống chế các nước xã hội chủ nghĩa. B. Nhằm chống lại phong trào cách mạng thế giới. C. Nhằm khống chế nô dịch các nước đồng minh D. Muốn thực hiện chính sách đối ngoại tích cực.Câu 15. Vì sao nói hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới hiện nay là xu thế chủ đạo? A. Các xung đột, cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn gia tăng mạnh mẽ. B. Kinh tế trở thành nội dung chính trong quan hệ quốc tế. C. Sự chung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu giữa các nước còn nhiều hạn chế. D. Lợi ích quốc gia ngày càng thể hiện rõ nét trong quan hệ quốc tế.Câu 16. Trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trật tự thế giới mới từng bước thiết lập, thường đượcgọi là trật tự A. Vexsai – Oasinhton. B. hai cực Ianta. C. thế giới đơn cực. D. thế giới đa cực.Câu 17. ...

Tài liệu được xem nhiều: